50
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
- Trước khi ra quyết định ban hành quy định/
chính sách can thiệp vào thị trường, cơ quan xây
dựng buộc phải đánh giá tác động của quy định/
chính sách đó đến nội dung khuyến khích hay hạn
chế môi trường cạnh tranh của kinh tế thị trường.
- Xây dựng hệ thống pháp luật, điều chỉnh hành
vi của mọi tổ chức, cá nhân nhằm bảo đảm quyền tự
do kinh doanh, bảo vệ nhà đầu tư; tạo động lực với
sự cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể trong nền
kinh tế; bảo vệ sức khỏe người dân và môi trường
sinh thái.
- Thiết lập và giám sát cơ chế đánh giá tác động
chính sách công khai, minh bạch; kiểm soát và điều
tiết được lợi ích của các bên liên quan.
Thứ hai,
tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế
của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN).
- Trong bước chuyển đổi hiện nay, khi hệ thống
kinh tế thị trường đang trong quá trình hình thành
phát triển thì nhà nước có vai trò “bà đỡ” - “tạo
mồi” cho sự ra đời và hoạt động nhanh chóng của
hệ thống thị trường hiện đại. Nhà nước cần phải
tạo ra cơ chế và chính sách phù hợp với từng vùng,
từng lĩnh vực trong nền kinh tế theo nấc thang hiện
tại của sự phát triển.
- Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát
huy vai trò làm chủ của nhân dân; bảo đảm quyền
tự do, dân chủ trong hoạt động kinh tế của người
dân theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và sự
tham gia có hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc và các
tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng và giám
sát việc thực hiện thể chế kinh tế và phát triển kinh
tế - xã hội.”
Thứ ba,
xác định đúng vai trò của Nhà nước, kinh
tế nhà nước, DNNN trong nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN nhằm giảm thiểu sự tham gia
của Nhà nước trong các hoạt động kinh tế mà trực
tiếp là phân bổ nguồn lực, bảo đảm cạnh tranh bình
đẳng, thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân.
Cần phát huy vai trò đặc biệt của Nhà nước thể
hiện ở chức năng tổ chức và xây dựng nhằm tạo ra
những điều kiện cho sự ra đời hệ thống kinh tế thị
trường và đảm bảo định hướng XHCN của nền kinh
tế - xây dựng nhà nước kiến tạo phục vụ mục tiêu
phát triển bền vững. Đổi mới cách thức quản lý nhà
nước theo hướng tạo điều kiện thông thoáng, thuận
lợi cho người dân và doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh, cạnh tranh bình đẳng. Thực hiện mạnh mẽ
cải cách hành chính, trước hết rà soát toàn bộ những
quy định pháp luật, những văn bản hành chính và
loại bỏ hoàn toàn những quy định đang cản trở hoặc
có nguy cơ hạn chế môi trường cạnh tranh.
Thứ tư,
hoàn thiện mối quan hệ giữa Nhà nước và
thị trường bằng việc xác định rõ chức năng của Nhà
nước và chức năng của thị trường. Nhà nước hoạt
động theo thị trường và can thiệp của Nhà nước vào
đời sống kinh tế không được trái với các nguyên tắc
thị trường. Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát
triển các loại thị trường, đặc biệt là thị trường các
yếu tố phục vụ sản xuất kinh doanh. Phát huy ở
mức độ cao hơn, phạm vi rộng hơn vai trò của thị
trường trong phân bổ nguồn lực, tài nguyên, tạo ra
điều kiện tốt hơn để các yếu tố sản xuất được tự do
lưu chuyển mới có thể kích thích hơn nữa tiềm lực
to lớn cho tăng trưởng kinh tế, thực hiện mục tiêu
phát triển đã đề ra.
Năm là,
đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực,
phát triển khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với kinh tế tri
thức và hội nhập quốc tế. Trước hết là đẩy mạnh
quá trình cải cách giáo dục - đào tạo; Xây dựng một
xã hội học tập; Hoàn thiện chiến lược phát triển giáo
dục - đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội trong bối cảnh hội nhập; Đồng thời, đẩy mạnh
phát triển khoa học và công nghệ, từng bước phát
triển kinh tế tri thức trong bối cảnh Cách mạng công
nghiệp 4.0 nhằm đảm bảo thúc đẩy sự phát triển lực
lượng sản xuất ở nước ta.
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
2. Báo cáo Kinh tế vĩ mô Việt Nam,
;
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Văn phòng Trung ương Đảng, H. 2016;
4. GS., TS. Vũ Đình Bách - GS., TS. Trần Minh Đạo: “Đặc trưng của nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc
gia, H. 2006;
5. PGS., TS. Phạm Văn Dũng chủ biên: “Tính phổ biến và tính đặc thù trong
phát triển kinh tế thị trường”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H.2009;
6. PGS., TS. Nguyễn Thanh Tuấn - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh:
“Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa qua các văn kiện của Đảng
trong thời kỳ đổi mới”,
-
dung-dang/2016/37544/Kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-
nghia-qua-cac.aspx.
Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu
(Global Competitiveness Report) 2016-2017,
Việt Nam vẫn là nền kinh tế thị trường kém
cạnh tranh với thứ hạng 60/138 nước về Chỉ
số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (CGI), xếp thứ
80/138 nước về mức độ cạnh tranh trong nước
và đứng thứ 89/138 nước về Chỉ số hiệu quả
chống độc quyền.