TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
49
Quy mô thu NSNN 5 năm 2011-2015 tăng gấp 2
lần giai đoạn 2006-2010, bình quân đạt 23,4% GDP.
Cơ cấu thu NSNN chuyển biến tích cực, thu nội địa
chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu NSNN,
tăng từ 58,9% giai đoạn 2006-2010 lên 67,8% giai
đoạn 2011-2015 và riêng năm 2015 đạt 74,2% (vượt
mục tiêu 70% của giai đoạn 2011-2015). Quy mô chi
NSNN bình quân giai đoạn 2011-2015 khoảng 29%
GDP, giảm so với 32% GDP giai đoạn 2006-2010.
Cơ cấu chi NSNN biến động theo hướng giảm tỷ
trọng chi đầu tư phát triển, tăng chi thường xuyên,
chủ động bố trí NSNN ưu tiên thực hiện cải cách
tiền lương, chính sách an sinh xã hội và xóa đói
giảm nghèo.
Nguồn vốn huy động từ nợ công những năm qua
đã trở thành nguồn lực quan trọng để bù đắp bội
chi NSNN, thực hiện các nhu cầu đầu tư phát triển
kinh tế - xã hội của Nhà nước và hỗ trợ các doanh
nghiệp (bảo lãnh, cho vay lại), tham gia đầu tư các
chương trình dự án thuộc các lĩnh vực quan trọng
của nền kinh tế. Về cơ bản, các chỉ tiêu nợ công luôn
trong giới hạn quy định. Việc trả nợ các khoản vay
nước ngoài của Chính phủ được thực hiện chặt chẽ
và luôn đảm bảo đúng hạn, bao gồm cả nghĩa vụ trả
nợ trực tiếp của Chính phủ và nghĩa vụ nợ cho vay
lại, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn làm ảnh
hưởng tới cam kết với các nhà đầu tư.
Về tái cơ cấu khu vực sự nghiệp công, đẩy
mạnh xã hội hóa dịch vụ công, cơ chế tài chính đối
với lĩnh vực sự nghiệp công tiếp tục được đổi mới
theo hướng tập trung vào việc tăng cường trao
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn
vị sự nghiệp công lập. Trong 5 năm qua, Bộ Tài
chính đã tích cực triển khai thực hiện các chính
sách khuyến khích xã hội hóa, làm giảm áp lực
cho các cơ sở công lập, tạo cơ hội thuận lợi cho
người dân được tiếp cận các dịch vụ; nâng cao
trách nhiệm và tính tự chủ, năng động, sáng tạo
của các cơ sở cung cấp dịch vụ thuộc các lĩnh vực
thực hiện xã hội hóa, do đó các cơ sở này ngày
càng được mở rộng và phát triển.
Những tồn tại, hạn chế
Mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành tựu
đáng khích lệ, song theo Báo cáo Năng lực cạnh
tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report)
2016-2017, Việt Nam vẫn là nền kinh tế thị trường
kém cạnh tranh với thứ hạng 60/138 nước về Chỉ số
Năng lực cạnh tranh toàn cầu (CGI), xếp thứ 80/138
nước về mức độ cạnh tranh trong nước và đứng thứ
89/138 nước về Chỉ số hiệu quả chống độc quyền.
Tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng diễn ra khá
phổ biến không chỉ giữa DN nhà nước (DNNN) với
khối tư nhân, mà còn giữa DN có vốn đầu tư nước
ngoài với khối tư nhân trong nước. Việc phân bổ
và sử dụng các nguồn lực xã hội hiện còn kém hiệu
quả, chưa theo tín hiệu thị trường, chưa tuân thủ
quy luật cạnh tranh, đặc biệt là phân bổ vốn nhà
nước, tác động xấu đến hiệu quả và năng suất của
nền kinh tế.
Hệ thống luật pháp và các chính sách liên quan
vẫn còn có nhiều rào cản gia nhập thị trường, đặc
biệt là các rào cản gia nhập thị trường từng ngành,
từng thị trường hàng hóa, dịch vụ cụ thể. Những
quy định về điều kiện kinh doanh với nhiều điểm
bất hợp lý gây ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế như
tạo ra rào cản bất hợp lý đối với đầu tư, gia nhập
thị trường, làm hạn chế số lượng doanh nghiệp
đăng ký mới, làm nản lòng các doanh nghiệp đang
hoạt động…
Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại buộc các
chủ thể cung ứng phải bán được sản phẩm hàng hóa
(dịch vụ), các chủ thể luôn phải đáp ứng thỏa mãn
nhu cầu của thị trường đòi hỏi trên cơ sở của việc
thỏa mãn tối ưu tiện ích và thỏa mãn chi phí sản
xuất sản phẩm ngày càng giảm. Từ đó, việc phân bổ
nguồn lực cũng có sự thay đổi theo các nguyên tắc
của thị trường. Ở các địa phương cần có sự đột phá
trong lựa chọn ngành hàng chiến lược, sản xuất theo
chuỗi giá trị trên cơ sở chọn lựa từ tiềm năng và thế
mạnh của mình để tạo ra những sản phẩm đặc thù,
hiệu quả cao.
Một số giải pháp và khuyến nghị
Để phát triển bền vững kinh tế Việt Nam trong
bối cảnh hợp tác cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện
nay, một số đề xuất và giải pháp cần quan tâm thực
hiện trong thời gian tới gồm:
Một là,
nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về
cạnh tranh, chính sách cạnh tranh trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
HÌNH 2: VỐN FDI THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 30 NĂM
ĐỔI MỚI 1986-2016 (triệu USD)
Nguồn: Tổng cục Thống kê