TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
45
lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng
theo hướng hiệu quả, bền vững. Cơ cấu lại thu chi
ngân sách nhà nước, ưu tiên dành nguồn lực cho cải
cách tiền lương từ nguồn thu tăng dự toán và nguồn
tăng thu thực hiện cả từ NSĐP, NSTW. Đối với đơn
vị sự nghiệp, cần nâng cao hiệu quả hoạt động để
tăng số lượng đơn vị bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt
động, tăng tỷ lệ tự bảo đảm trong các đơn vị tự bảo
đảm một phần; đồng thời giảm số lượng các đơn vị
NSNN bảo đảm toàn bộ thông qua cơ chế từng bước
tính đủ giá dịch vụ và đẩy mạnh xã hội hóa.
Ba nhóm việc cần thực hiện
Một là, tham gia cụ thể hóa hệ thống bảng lương, phụ
cấp lương
Bộ Tài chính là thành viên Ban chỉ đạo Trung
ương về cải cách tiền lương, cùng với Bộ Nội vụ và
Bộ Lao động Thương binh và xã hội có trách nhiệm
giúp Chính phủ xây dựng hệ thống bảng lương, phụ
cấp mới. Đây là công việc hết sức phức tạp, đến năm
2020 phải hoàn thành. Yêu cầu đặt ra là việc phải đảm
bảo cơ cấu mới đã đặt ra tại Nghị quyết số 27-NQ/
TW, đó là mức lương cơ bản chiếm khoảng 70% tổng
quỹ lương, các khoản phụ cấp lương chiếm khoảng
30% tổng quỹ lương và quỹ tiền thưởng ngoài quỹ
lương bằng khoảng 10% tổng quỹ lương; vừa phải
khả thi về nguồn lực.
Trong những lần cải cách tiền lương trước đây,
với việc không chắc chắn được nguồn lực đảm bảo,
chúng ta đã rơi vào tình huống “gọt chân cho vừa
giày” mà vẫn không tránh khỏi khó khăn lớn về tài
chính – ngân sách. Với lần cải cách này, những yếu
tố cơ bản của chính sách tiền lương đã được Nghị
quyết số 27-NQ/TW xác định rõ, từ thiết kế bảng
lương, mở rộng quan hệ tiền lương đến mục tiêu
đến năm 2021 tiền lương thấp nhất của cán bộ, công
chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình
quân các vùng của khu vực doanh nghiệp. Điều này
đòi hỏi phải có tầm nhìn xa về tài chính – ngân sách
để từ đó tham gia trở lại vào thiết kế bảng lương, chế
độ phụ cấp cụ thể.
Hai là, tổ chức thực hiện giải pháp tài chính ngân sách
tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương
Nghị quyết số 27-NQ/TW xác định, đây là nhiệm
vụ có tính chất đột phá mà Bộ Tài chính có vai trò
hết sức quan trọng. Cùng với các bộ ngành và địa
phương, với khoảng 2 năm rưỡi thực hiện, một khối
lượng công việc đồ sộ đang đặt ra với Bộ Tài chính,
từ cơ cấu lại thu NSNN bảo đảm tổng nguồn thu và
cơ cấu thu bền vững đến sửa đổi bổ sung hoàn thiện
các chính sách thu theo hướng mở rộng cơ sở thu,
bao quát nguồn thu mới, tăng cường quản lý thu,
chống thất thu.
Nghị quyết cũng quy định “hàng năm dành
khoảng 50% tăng thu dự toán, 70% tăng thu thực
hiện của NSTW, khoảng 40% tăng thu của NSTW
cho cải cách chính sách tiền lương”, song nền tảng
của nguồn thu, của tăng thu ngân sách là sản xuất, là
tăng trưởng kinh tế. Bởi vậy, tổ chức thực hiện giải
pháp tài chính ngân sách phải bắt đầu từ tăng trưởng
kinh tế. Để làm được việc này, phải có những cơ chế
đột phá trong cải thiện môi trường kinh doanh, bảo
đảm quyền tự do kinh doanh, nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc gia. Cùng với đó phải kiểm soát lạm
phát, giữ vững các cân đối lớn của nền kinh tế.
Liên quan đến bổ sung, sửa đổi hoàn thiện chính
sách thu, đòi hỏi phải có những nghiên cứu cụ thể,
thuyết phục. Chỉ có như thế những chính sách thumới
được dư luận đồng tình, và sớm được ban hành để
đưa vào thực hiện. Trên cơ sở đó có lời giải khả thi về
tạo nguồn lực cho lộ trình cải cách tiền lương với mức
tăng khoảng 3 – 4 lần so hiện hành vào năm 2021.
Ba là, tổ chức thực hiện cải cách tiền lương trong
ngành Tài chính
Bộ Tài chính là bộ đa ngành, đa lĩnh vực, có mô
hình tổ chức nhiều ngành dọc bao gồm thuế, hải
quan, kho bạc và có số lượng cán bộ công chức viên
chức lớn. Theo đó, phải thực hiện sắp xếp lại hệ
thống các cơ quan tài chính theo hướng tinh giản
đầu mối; tổ chức mô hình khu vực đối với một số
ngành dọc như thuế, hải quan, kho bạc gắn với yêu
cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; Phải xây dựng
để ban hành và đi vào thực hiện trả lương theo vị trí
việc làm khi cải cách tiền lương.
Trong những năm qua, xuất phát từ tính đặc thù
yêu cầu cao trong thực hiện nhiệm vụ nên một số
lĩnh vực trong ngành như thuế, hải quan, kho bạc,
chứng khoán, bảo hiểm, quản lý nợ... được phép
áp dụng hệ số tiền lương tăng thêm. Trong cải cách
tiền lương, vấn đề này đã được định hướng lại.
Nghị quyết số 27-NQ/TW quy định chỉ mở rộng áp
dụng cơ chế thí điểm thu nhập bình quân tăng thêm
nhưng không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán
bộ công chức viên chức thuộc phạm vi quản lý đối
với một số tỉnh thành phố trực thuộc trung ương
“tự cân đối ngân sách và bảo đảm đủ nguồn thực
hiện...”. Như vậy, phải có phương án để xử lý đối
với các lĩnh vực tài chính đã áp dụng hệ số tăng thêm
tiền lương những năm qua. Yêu cầu đặt ra là không
vì thực hiện tiền lương mới mà ảnh hưởng đến việc
hoàn thành nhiệm vụ tài chính ngân sách hết sức
nặng nề được giao trong cải cách tiền lương.
Đối với phụ cấp thâm niên, hiện nay, ngành
Tài chính có 2 lĩnh vực đang được Nhà nước cho