48
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
lượng lớn, kim ngạch đứng thứ hạng cao trên thế
giới. Nếu như năm 1986, Việt Nam chưa có mặt
hàng nào xuất khẩu trên 200 triệu USD thì hiện nay
đã có nhiều mặt hàng vượt kim ngạch 1 tỷ USD.
Cơ cấu mặt hàng đã có sự chuyển dịch theo hướng
tích cực, trong đó tỷ trọng hàng thô hoặc mới sơ
chế giảm rõ rệt. Không chỉ xuất khẩu, kim ngạch
nhập khẩu cũng tăng lên tương ứng cho thấy, mức
độ mở cửa của nền kinh tế là tương đối lớn với tỷ
lệ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã lên đến trên
150% GDP. Bên cạnh đó, sự phát triển của nền kinh
tế thị trường hội nhập, sự tất yếu của quá trình cạnh
tranh trong kinh tế thị trường đã dẫn tới số lượng
các doanh nghiệp trong nền kinh tế tăng lên mạnh
mẽ.
Với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI), vốn FDI đã trở thành một trong những
động lực chính cho phát triển kinh tế của Việt Nam,
đặc biệt kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Nếu
như những năm đầu của thời kỳ mở cửa, vốn FDI
vào Việt Nam không đáng kể thì kể từ sau năm 2007,
lượng vốn FDI không ngừng tăng lên. Số vốn đăng
ký và cấp mới có năm lên đến trên 70 tỷ USD (năm
2007). Nếu xét về vốn thực hiện, xu hướng tăng lên
cũng xuất hiện rõ rệt từ năm 2007. Vốn FDI thực
hiện năm 2016 đã đạt 15,8 tỷ USD, tương đương
23,4% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tăng 9,4% so
với cùng kỳ năm 2015 (Hình 2).
Việc mở rộng thị trường quốc tế còn tác động tới
năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản
phẩm. Việc xây dựng nền kinh tế thị trường đầy đủ,
thông qua hoàn thiện môi trường kinh doanh đã
góp phần nâng cao năng lực canh tranh quốc gia.
Những cam kết minh bạch, rõ ràng đã góp phần ổn
định kinh tế vĩ mô, bảo đảm huy động nguồn vốn
và các nguồn lực khoa học – công nghệ cho phát
triển nền kinh tế. Bên cạnh đó, tính minh bạch và
hấp dẫn của môi trường đầu tư, việc đơn giản hóa
các thủ tục hành chính, hài hòa các quy trình... đã
góp phần hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam tại các thị
trường trong và ngoài nước.
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã công bố báo
cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017- 2018. WEF
đánh giá các nước trên thang điểm 7. Theo đó, điểm
năng lực cạnh tranh (GCI) của Việt Nam năm 2017
- 2018 được 4,4 điểm so với 4,31 năm 2016 - 2017.
Cụ thể, Việt Nam lên hạng 55 (trên tổng số 137 nền
kinh tế), tăng 5 bậc so với năm ngoái và 20 bậc so với
cách đây 5 năm. Theo nhận xét của WEF, Việt Nam
được đánh giá có những cải thiện đáng chú ý trong
mức độ sẵn sàng về công nghệ, tính hiệu quả của thị
trường lao động. Ngoài ra, giao thương cũng là yếu
tố giúp Việt Nam đứng thứ 7 về tỷ lệ nhập khẩu so
với GDP và thứ 11 về tỷ lệ xuất khẩu.
Mặt khác, thông qua việc mở rộng thị trường
quốc tế, Việt Nam đã tiếp thu được khoa học - công
nghệ mới và cách quản lý tiên tiến trên nhiều lĩnh
vực: kinh tế, kỹ thuật, văn hóa - xã hội... góp phần
tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh
tranh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hội
nhập kinh tế quốc tế cũng đã góp phần đào tạo cho
Việt Nam có được đội ngũ nguồn nhân lực có trình
độ và năng lực ca vê chuyên môn lân quan ly.
Hôi nhâp kinh tê quôc tê cũng góp phần thúc
đẩy cải cách hành chính, cải cách thể chế kinh tế
thị trường, gop phân nâng cao vị thế của Việt Nam
trên trường quốc tế. Việt Nam đã chú trọng thực
hiện các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo.
Việt Nam đã mở rộng đối tượng và tăng mức trợ
cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội, hệ thống bảo
hiểm xã hội và bảo trợ xã hội cũng ngày càng được
hoàn thiện.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần nâng cao
các thiết chế dân chủ, xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa đi đôi với đổi mới và tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng. Thông qua việc tham
gia ASEAN và các Hiệp định thương mại tự do, Việt
Nam đã mở rộng, tăng cường, liên kết và hợp tác
với các nước, điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi
trong phát triển kinh tế - xã hội. Song song với đó,
hoạt động an ninh, quốc phòng tiếp tục được đảm
bảo, chính trị được giữ ổn định góp phần bảo vệ
vững chắc tổ quốc.
Sau hơn 30 năm đôi mơi, hôi nhâp kinh tê quôc
tê đã tác động mạnh đến sự tăng trưởng, phát triển
kinh tế của Việt Nam. Nhờ tăng trưởng kinh tế cao
và ổn định mà quy mô của nền kinh tế được mở
rộng nhiều lần, do đó thu nhập bình quân đầu người
cũng tăng lên đáng kể: Năm 2016, GDP đâu ngươi
đat hơn 2.200 USD so vơi 86 USD vao năm 1988.
HÌNH 1: DIỄN BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU QUA 30 NĂM ĐỔI MỚI
GIAI ĐOẠN 1986-2016 (NGHÌN USD)
Nguồn: Tổng cục Thống kê