46
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
phép thực hiện. Đó là lĩnh vực Hải quan và Dự trữ
Nhà nước. Nghị quyết số 27-NQ/TW quy định chỉ
áp dụng phụ cấp thâm niên nghề đối với quân đội,
công an và cơ yếu. Phải xử lý như thế nào việc thôi
áp dụng phụ cấp thâm niên nghề đối với Hải quan
và Dự trữ Nhà nước là vấn đề phải quan tâm nghiên
cứu đề xuất để xử lý.
Năm giải pháp triển khai trong ngành Tài chính
Để thực hiện có hiệu quả chính sách tiền lương
trong ngành Tài chính, chúng tôi cho rằng cần triển
khai các giải pháp sau:
Một là, chủ động lập kế hoạch triển khai ngay Nghị
quyết số 27-NQ/TW cho giai đoạn 2018-2020.
Nghị quyết số 27-NQ/TW đặt ra cho các ngành,
các cấp nhiều nhiệm vụ quan trọng từ năm 2018 đến
năm 2020, trước khi bước vào năm đầu tiên của lộ
trình cải cách tiền lương vào năm 2021. Cùng với
kế hoạch thực hiện chung của Chính phủ, của Ban
chỉ đạo Trung ương về cải cách tiền lương, ngành
Tài chính cần phải xâu chuỗi các kế hoạch cùng với
những nhiệm vụ riêng có của Ngành để việc triển
khai được chủ động, không chậm trễ về thời gian.
Kế hoạch phải chỉ ra được những việc phải làm, đơn
vị chịu trách nhiệm chính, đơn vị phối hợp, thời gian
hoàn thành và kết quả đạt được.
Hai là, xác định các khâu, lĩnh vực trọng tâm trọng
điểm để tập trung nguồn lực, tài lực thực hiện.
Thuộc nhóm này, trước hết là các nhiệm vụ về
tài chính, ngân sách. Tiếp đó, cần sự tham gia tích
cực với các bộ ngành liên quan trong xây dựng và
ban hành chế độ lương mới, phụ cấp mới. Trong quá
trình tham gia cần phải tính toán chỉ ra tác động tài
chính, ngân sách của mỗi phương án, để việc lựa
chọn khả thi về mặt nguồn lực trước khi thể chế hóa
thành văn bản pháp luật để thực hiện.
Khi triển khai các vấn đề nội ngành liên quan
đến cải cách tiền lương; Sắp xếp tổ chức bộ máy,
tinh giản biên chế, xây dựng hệ thống vị trí việc làm
ngành Tài chính, cần nghiên cứu đề xuất việc xử lý
tiền lương của một số lĩnh vực do không tiếp tục
áp dụng cơ chế đặc thù về tiền lương tăng thêm,
đề xuất xử lý việc không thực hiện chế độ phụ cấp
thâm niên nghề, đối với các lĩnh vực Hải quan, Dự
trữ Nhà nước như đề cập trên đây...
Ba là, thiết lập cơ chế phối hợp ngoài ngành, tăng
cường phối hợp nội ngành trong triển khai nhiệm vụ.
Bài học của 4 lần cải cách trước đó qua các năm
1960-1985-1993-2004 cho thấy, sự phối hợp giữa các
ngành các cấp trong thiết kế, tổ chức thực hiện chế
độ tiền lương mới có ý nghĩa rất lớn đối với sự thành
công của cải cách.
Trong phạm vi nội ngành, mỗi đơn vị có một
trách nhiệm cụ thể trong tiến trình cải cách. Ngoài
trách nhiệm chung rất lớn của toàn ngành Tài chính
trong việc thực hiện các giải pháp về tài chính, ngân
sách tạo nguồn lực cho cải cách tiền lương, ngành
Tài chính còn có trách nhiệm triển khai thực hiện
lương mới đối với số lượng đông đảo cán bộ công
chức viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản
lý. Sẽ có những vướng mắc phát sinh mà để khắc
phục đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các
đơn vị trong toàn Ngành, từ trung ương đến các địa
phương.
Bốn là, định kỳ giao ban, kiểm tra đánh giá tình hình
thực hiện.
Cải cách tiền lương sẽ tác động rất lớn đến NSNN
từ Trung ương đến địa phương. Các nhiệm vụ phải
hoàn thành trước cải cách tiền lương hết sức quan
trọng, là tiền đề, là “chìa khóa” của cải cách. Vì vậy,
không thể không đạt được kết quả cụ thể về tạo
nguồn trong từng mốc tiến độ. Cần thông tin cụ
thể, cần kiểm tra kết quả đạt được để kịp thời có giải
pháp thúc đẩy triển khai.
Năm là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Lãnh đạo
Bộ, người đứng đầu cơ quan đơn vị.
Dưới góc độ tài chính, để bảo đảm cho sự thành
công của cải cách tiền lương, đòi hỏi sự quan tâm
lãnh đạo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, của người đứng
đầu từng cơ quan đơn vị trong hệ thống tài chính.
Cần phải chỉ đạo sát sao kế hoạch triển khai, để
đạt được kết quả đặt ra trong phối hợp với các bộ,
ngành, trong tổ chức nội ngành, bảo đảm sự thành
công của cải cách tiền lương.
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị quyết số 27 - NQ/TW ngày 21/5/2018 về cải cách chính sách tiền lương
đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động
trong doanh nghiệp;
2. Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 8/5/2012 quy định về vị trí việc làm trong
đơn vị sự nghiệp công lập;
3. Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 về vị trí việc làm và cơ cấu
ngành công chức;
4. Các trang website: mof.gov.vn; chinhphu.vn.
Khác với một số lần cải cách tiền lương trước
đây, cải cách tiền lương lần này được soi rọi
bởi một Nghị quyết riêng của Trung ương về
cải cách chính sách tiền lương. Nghị quyết đã
xác định rõ quan điểm chỉ đạo, các mục tiêu
tổng quát và cụ thể, các nội dung cải cách cụ
thể cũng như nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
để thực hiện.