TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 17

16
QUẢN LÝ RỦI RO TÀI KHÓA ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN HỢP TÁC CÔNG - TƯ
này; chỉ khi nhà đầu tư đáp ứng mới được thu phí
hoặc được thanh toán; việc sử dụng công nghệ,
nguyên nhiên vật liệu và tổ chức thi công thuộc
trách nhiệm và sáng tạo của nhà đầu tư.
Tại Nghị quyết số 20/NQ-CP Chính phủ đã quy
định “việc thay đổi giải pháp kỹ thuật, áp dụng
khoa học công nghệ mới dẫn đến kinh phí tăng
- giảm, do nhà đầu tư chịu hoặc được hưởng”.
Nguyên tắc này cần được tiếp tục và cụ thể hóa
trong chính sách PPP giai đoạn tới.
Xây dựng ma trận rủi ro và cơ chế chia sẻ hợp lý
Do việc thực hiện dự án PPP trên cơ sở hợp
đồng ký kết giữa Nhà nước và tư nhân nên các
điều khoản hợp đồng chính là cơ sở để các bên
thực hiện các quyền lợi, trách nhiệm của mình. Yêu
cầu đặt ra là hợp đồng phải phản ánh được tất cả
các tình huống có thể xảy ra và phương án xử lý.
Từ việc mỗi ngành, lĩnh vực và trong mỗi giai
đoạn phát triển kinh tế xã hội khác nhau mà các dự
án PPP cụ thể sẽ có những rủi ro và mức độ rủi ro
riêng khác nhau nên Nhà nước với trách nhiệm chủ
thể quản lý cuộc chơi bắt buộc phải nhận định được
tối đa các rủi ro này và có phương án xử lý phù hợp.
Nguyên tắc chung chia sẻ rủi ro là bên nào có
khả năng xử lý rủi ro tốt hơn sẽ đảm nhận rủi ro đó
song việc cụ thể hóa nguyên tắc đó thành các điều
khoản trong hợp đồng phụ thuộc rất lớn vào năng
lực, trình độ của đội ngũ cán bộ xây dựng và đàm
phán hợp đồng. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là xây dựng
được đội ngũ có năng lực trong lĩnh vực này thông
qua đào tạo, tận dụng hỗ trợ của các đối tác song
phương, đa phương.
Các ngành, lĩnh vực (như giao thông, năng
lượng, y tế…) cũng cần chủ động xây dựng ma trận
mẫu cũng như hợp đồng mẫu làm cơ sở thực hiện;
trường hợp cần thiết phải bố trí ngân sách để thuê
tư vấn thực hiện, đặc biệt đối với các dự án có yếu
tố nước ngoài để phòng tránh những rủi ro có thể
xảy ra trong tương lai.
Thúc đẩy phát triển thị trường vốn
Hướng tới cơ cấu vốn huy động thực hiện dự
án PPP chủ yếu từ thị trường vốn bằng các công
cụ tài chính của bản thân DN và dự án thay cho
nguồn vay thương mại truyền thống của nhà đầu
tư như hiện nay. Điều này xuất phát từ bản chất dự
án PPP là tài trợ dự án, đảm bảo cho các khoản tài
trợ chính là nguồn thu trong tương lai của dự án.
Vì vậy, để thúc đẩy phát triển và quản lý hiệu
quả các dự án PPP thì thị trường vốn phải phát
triển với mức độ nhất định với các công cụ đang
dạng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có thêm
nhiều cơ hội huy động vốn vốn; về phía Nhà nước
qua đó có điều kiện tính toán giảm chi phí đầu tư
công trình.
Kết luận
PPP không phải là giải pháp tối ưu nhất, song
là phương án khả thi đối với Việt Nam nhằm đạt
được mục tiêu xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng.
Do vậy, giai đoạn tới, chính sách khuyến khích PPP
cần tiếp tục được hoàn thiện tạo điều kiện cho các
bên tham gia một cách chủ động, hiệu quả, trong
đó yếu tố cốt lõi là đảm bảo cân bằng lợi ích các
bên tham gia.
Để làm được điều đó bên cạnh hệ thống pháp
luật cần hoàn chỉnh (như xây dựng và ban hành
Luật PPP) thì việc tổ chức thực thi của các cấp quản
lý và nhà đầu tư cũng cần phải có những đột phá.
Các nội dung được đề xuất trên nằm trong tổng thể
nhiều nội dung cần giải quyết và thực hiện. Ở mỗi
góc độ đánh giá, quản lý các cơ quan nhà nước cần
có nhận diện chính xác, đầy đủ, từ đó có giải pháp
hợp lý và thực hiện một cách đồng bộ mới đảm bảo
thành công.
Tài liệu tham khảo:
1. Luật Đầu tư 2017 số 67/2014/QH13 được Quốc hội ban hành ngày
26/11/2014 sửa đổi một số điều của Luật Đầu tư số 59/2005-QH11;
2. Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 28/3/2018 của Chính phủ về Dự án xây
dựng một số tuyến đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông
giai đoạn 2017-2020;
3. Nghị định 15/2015/Đ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về đầu tư theo
hình thức PPP;
4. Nghị định số 63/2018/Đ-CP ngày 4/5/2018 của Chính phủ về đầu tư theo
hình thức PPP thay thế Nghị định 15/2015/Đ-CP ngày 14/2/2015.
5. Nghị định số 15/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư theo hình thức
đối tác công tư;
6. Nghị định số 30/2015/NĐ-CP của Chính phủ về lựa chọn nhà đầu tư;
7. Thủ tướng Chính phủ (2013), Chiến lược phát triển giao thông vận tải
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 355/
QĐ-TTg, ngày 25/2/2013;
8. Hội thảo Vốn để phát triển hạ tầng giao thông - Nhu cầu và giải pháp,
9/2015.
Để thúc đẩy phát triển và quản lý hiệu quả các
dự án PPP, thị trường vốn phải phát triển với
mức độ nhất định với các công cụ đa dạng, tạo
điều kiện cho các nhà đầu tư có thêm nhiều cơ
hội huy động vốn vốn. Về phía Nhà nước qua
đó có điều kiện tính toán giảm chi phí đầu tư
công trình.
1...,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16 18,19,20,21,22,23,24,25,26,27,...125
Powered by FlippingBook