6
NHỮNG NỘI DUNG MỚI CỦA CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THUẾ NĂM 2016
Bối cảnh, yêu cầu sửa đổi, bổ sung Luật sửa đổi,
bổ sung Luật Quản lý thuế
Kinh tế - xã hội Việt Nam bước vào năm 2016
đứng trước bối cảnh kinh tế thế giới được dự báo
tiếp tục đà phục hồi nhưng chưa thực sự bền vững,
với tốc độ tăng trưởng giữa các khu vực ngày càng
khác biệt; Kinh tế trong nước tiếp tục ổn định và đạt
được một số kết quả khá: Sản xuất công nghiệp có
chuyển biến tích cực; Tăng trưởng theo xu hướng
tích cực; Các cân đối vĩ mô giữ ổn định; Giá xăng
dầu giảm là yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh
nghiệp (DN) và kích thích tiêu dùng. Các chính sách
ban hành trong năm 2014 và năm 2015 đã phát huy
tác dụng, tạo điều kiện cho cộng đồng DN vượt qua
khó khăn. Các ngành, lĩnh vực và các địa phương
trên cả nước tận dụng cơ hội thuận lợi trong và
ngoài nước, triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ
đạo, điều hành của Quốc hội và Chính phủ về thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến và
những lợi thế tích cực trên, nền kinh tế nước ta sẽ
tiếp tục đối mặt với không ít khó khăn, thách thức
khi tham gia vào tiến trình hội nhập ngày càng sâu
rộng do năng lực cạnh tranh còn thấp, giá trị thương
hiệu chưa cao. Tình hình cung, cầu trên thị trường
thế giới còn nhiều biến động phức tạp gây áp lực
cạnh tranh cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu cũng
như tiêu dùng trong nước.
Để tiếp tục hỗ trợ cộng đồng DN vượt qua khó
khăn, thách thức, ổn định sản xuất, cải thiện môi
trường đầu tư kinh doanh nhằm thực hiện tốt mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời nâng cao
tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý thuế
thì cần thiết phải có những giải pháp về thuế phù
hợp, đáp ứng được yêu cầu thực tế. Trong bối cảnh
đó, việc sửa đổi, bổ sung các Luật thuế là hết sức
cần thiết. Và ngày 6/4/2016 Quốc hội đã thông qua
Luật sửa đổi bổ sung các luật thuế (Luật thuế giá trị
gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Quản lý
thuế) nhằm hướng tới những mục tiêu nêu trên.
Những nội dung mới sửa đổi, bổ sung
giúp người nộp thuế được hưởng lợi
Luật số 106/2016/QH13 của Quốc hội về sửa đổi, bổ
sung Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc
biệt và Luật Quản lý thuế đã sửa đổi một số nội dung
quy định về miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp, các đối tượng thuộc diệnmiễn thuế, giảm thuế
nhằm chia sẻ khó khăn với DN trong thực hiện nghĩa
vụ thuế, tăng niềm tin với người nộp thuế (NNT),
đồng thời khắc phục những bất hợp lý của Luật Quản
lý thuế trước đây, để giảm bớt khó khăn cho hộ gia
đình có thu nhập thấp... Việc sửa đổi, bổ sung Luật
Quản lý thuế tập trung vào các điểm mới sau:
Thứ nhất,
Luật số 106/2016/QH13 đã sửa đổi nội
dung về miễn, giảm thuế tại Điều 61 của Luật Quản
lý thuế số 78/2006/QH11 áp dụng với NNT sử dụng
đất phi nông nghiệp. Theo đó, Luật quy định các
trường hợp cơ quan quản lý thuế sẽ thực hiện miễn
thuế, giảm thuế đối với các trường hợp thuộc diện
miễn thuế, giảm thuế được quy định tại các văn bản
pháp luật về thuế. Đồng thời, Luật cũng quy định rõ
hơn việc thực hiện miễn thuế đối với hộ gia đình, cá
nhân có số thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải
nộp hàng năm từ 50.000 đồng trở xuống. Tổng số
NHỮNGĐIỂMMỚI CỦA LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
LUẬT QUẢN LÝ THUẾ
TS. CAO ANH TUẤN
- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và
Luật Quản lý thuế đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 6/4/2016 và có hiệu lực thi hành từ
1/7/2016. Trong đó, những điểmmới của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế đã thể hiện được
các thông điệp chính sách nhằm đơn giản công tác quản lý thuế, tăng tính khả thi trong tuân thủ
pháp luật thuế, đồng thời bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam, tạo thuận lợi cho người nộp thuế một
cách hợp pháp trong bối cảnh hội nhập kinh tế, quốc tế ngày càng sâu rộng.
•
Từ khóa: Luật Quản lý thuế, người nộp thuế, doanh nghiệp, nông nghiệp, thủ tục hành chính.