12
NHỮNG NỘI DUNG MỚI CỦA CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THUẾ NĂM 2016
xuất ra loại sản phẩm hàng hoá cuối cùng được
áp thuế, đó là các sản phẩm: nap-ta (naphtha), chế
phẩm tái hợp (reformade component) và các chế
phẩm khác bao gồm cả condensate để pha chế xăng.
Sự thay đổi này nhằm đơn giản trong quản lý thuế,
loại bỏ khâu quản lý không cần thiết; bởi vì nếu áp
thuế như trước đây, doanh nghiệp (DN) và cơ quan
thuế sẽ phải thực hiện và giám sát việc kê khai, tính
thuế, khấu trừ thuế đầu vào đã trả, đã nộp tại khâu
nguyên liệu, sản phẩm trung gian.
Quy định về giá tính thuế
Lần đầu tiên trong lịch sử thuế TTĐB của nước
ta, giá tính thuế được luật quy định theo đúng
bản chất của một loại thuế tiêu dùng thay cho quy
định lâu nay phân biệt theo hình thức, nguồn gốc
hàng hoá chịu thuế được nhập khẩu và hàng được
sản xuất trong nước. Điều này thể hiện đúng mục
tiêu, vai trò của thuế TTĐB là điều chỉnh hành vi
của người tiêu dùng, đồng thời bảo đảm nguyên
tắc quản lý thuế tại gốc, giá tính thuế TTĐB lần
này được quy định trên cơ sở giá bán ra tại khâu
đầu tiên trong quá trình lưu thông đến tay người
tiêu dùng.
Quy định về giá tính thuế áp dụng trong 26 năm
qua, kể từ lần đầu tiên Luật Thuế TTĐB được ban
hành (1990) là: Đối với hàng hóa nhập khẩu, giá tính
thuế TTĐB bao gồm giá nhập khẩu CIF cộng với
(+) thuế nhập khẩu (nếu có). Trong khi đó, đối với
hàng sản xuất trong nước thì giá tính thuế được xác
định theo phương pháp hoàn nguyên, với cách tính
Danh mục hàng hoá, dịch vụ chịu thuế
Luật số 106/2016/QH13 kế thừa các quy định của
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) số 27/2008/QH12
về một danh mục đối tượng chịu thuế TTĐB mang
tính chuẩn mực mà nhiều quốc gia trên thế giới áp
dụng. Danh mục hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB
bao gồm 11 loại hàng hoá và 6 loại dịch vụ thể hiện
quan điểm điều tiết, định hướng điều chỉnh hành vi
tiêu dùng của một xã hội có trật tự, cụ thể:
Một là,
hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng
có khả năng chi trả cao, sẵn sàng đóng góp thuế ở
mức cao như: Ô tô du lịch dưới 24 chỗ ngồi, tàu
bay, du thuyền cho mục đích tiêu dùng cá nhân,
kinh doanh gôn...
Hai là,
hàng hoá, dịch vụ cần hạn chế tiêu dùng,
cần kiểm soát bởi việc sử dụng chúng dễ gây ra các
tác động tiêu cực, có hại cho môi trường, sức khoẻ
cá nhân và cộng đồng, hoặc làm tổn thương người
tiêu dùng, gây ra gánh nặng cho gia đình và xã hội
như: Thuốc lá, đồ uống có cồn (rượu, bia), xăng,
điều hoà nhiệt độ (loại dưới 90.000 BTU).
Ba là,
hàng hoá, dịch vụ cần định hướng hạn chế
tiêu dùng, đồng thời cần có sự giám sát của nhà
nước, của xã hội thông qua công cụ thuế, như: kinh
doanh vũ trường, mát-xa, karaoke, casino, trò chơi
điện tử có thưởng, kinh doanh đặt cược, xổ số, bài
lá, hàng mã, vàng mã.
Điều đáng chú ý trong lần sửa đổi này là Luật đã
đưa ra khỏi danh mục đối tượng chịu thuế những
sản phẩm trung gian hoặc làm nguyên liệu để sản
THUẾ TIÊUTHỤĐẶC BIỆT
VÀNHỮNGNỘI DUNG CẦNTHAY ĐỔI NHẬNTHỨC
NGUYỄN VĂN PHỤNG
- Vụ trưởng Quản lý thuế doanh nghi p lớn, Tổng cục Thuế
Ngày 06/4/2016, Quốc hội Khoá XIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế
giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế (Luật số 106/2016/QH13). Trong
đó, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt được sửa đổi trên cả 3 trục căn bản là: Phạm vi, đối tượng chịu
thuế hay danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế; Giá làm cơ sở, căn cứ tính thuế (giá tính thuế);
Mức thuế suất. Những nội dung mới được sửa đổi thể hiện các thông điệp chính sách lớn: Đảo đảm
nguồn thu của ngân sách nhà nước hợp lý, thực hiện thu đúng, thu đủ từ bản chất kinh tế của loại
thuế này; Đảo đảm công khai, minh bạch, đơn giản công tác quản lý thuế, tăng tính khả thi trong
tuân thủ; Bảo vệ doanh nghiệp một cách hợp pháp, nâng cao khả năng cạnh tranh với hàng nhập
khẩu trong bối cảnh hội nhập.
•
Từ khóa: Thuế tiêu thụ đặc biệt, quy định, ngân sách, nhà nước, doanh nghiệp.