TCTC ky 1 thang 7-2016 - page 90

92
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Giai phap bền vững cho phát triển du lich lang nghê
ơ Hôi An
Trước tiên, cần quy hoạch phát triển các làng
nghề gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của Thành phố và Ngành. Thành phố cần có chính
sách khuyến khích phát triển theo quy hoạch của các
ngành nghề cần ưu tiên. Cụ thể, cần phải tách khu
vực sản xuất ra khỏi khu vực nhà ở. Có chính sách hỗ
trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, xử lý ô nhiễm môi trường
làng nghề; trong đó đặc biệt ưu tiên các làng nghề
sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, các làng nghề gắn
với điểm du lịch. Mặt khác, cần thực hiện cho được
thị trường tín dụng nông thôn, vận động hỗ trợ và
có chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư tín dụng về
nông thôn hoạt động, giúp những hộ trong làng nghề
có điều kiện vay vốn để phát triển sản xuất.
Cung vơi đó, làng nghề muốn gắn với du lịch để
phát triển phải có sự bắt tay của các DN; phải có đơn
vị lữ hành xây dựng sản phẩm và đưa khách đến. Để
làm được điều đó cần có thêm yêu cầu tự vận động từ
phía các làng nghề và sự nỗ lực hợp tác của các ngành
các cấp.
Xu hướng du lịch sáng tạo đang ngày càng hấp dẫn,
bởi thế, khách đến làng nghề không chỉ để ngắm nhìn,
mua sản phẩm mà còn muốn được tham gia, học kỹ
năng làm nghề và muốn tự tay tạo ra sản phẩm. Do
đó, các làng nghề cần phải giữ được nghệ nhân, giữ lại
những ngôi nhà có kiến trúc cổ, sưu tầm các sản phẩm
nổi tiếng, có phòng trưng bày hiện vật lịch sử phát triển
làng nghề. Cần tuyển chọn bồi dưỡng những lao động
có tay nghề cao, để đào tạo họ sớm trở thành nghệ nhân
của làng nghề; khuyến khích nghệ nhân mở lớp truyền
nghề, đào tạo thợ lành nghề, giáo viên dạy nghề và
người thiết kế mẫu trong các làng nghề.
Ngoài ra, cũng cần có sự kết nối sâu rộng giữa các
làng nghề để khai thác triệt để những tiềm năng còn bỏ
ngỏ. Đồng thời, tập trung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ về du lịch để hình thành một đội ngũ làm du lịch tại
chỗ. Đặc biệt, cần chú trọng quảng bá du lịch làng nghề,
đây là phương thức nhân lên sức mạnh thương hiệu,
góp phần giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát
triển làng nghề trong hội nhập.
Tài liệu thamkhảo:
1. Quang Nam khôi phuc làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch, www.
vietnamtourism.com, câp nhât 27/2/2014;
2. UBNDTP.HộiAn(2010)Báocáotham luậnvềpháttriển làngnghềthủcôngtruyền
thống gắn với hoạt động du lịch trên địa bàn TP. Hội An;
3. Phan Văn Tu, Cac giai phap đê phat triên lang nghê ơ TP. Hôi An, tinh Quang Nam,
Luân văn cao hoc, Đai hoc ĐaNăng, 2011;
4. ĐặngNamPhương,PhattriêndichvudulichtaiCôngtydichvudulichHôiAn,Luân
văn cao hoc, Đai hoc ĐaNăng, 2012.
Những vấn đề còn tồn tại
Thực tế cho thấy, làng nghề truyền thống có một
tiềm năng phát triển rất lớn và đóng vai trò phát triển
rất quan trọng. Tuy nhiên, hoạt động bảo tồn và phát
triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn Hội An
hiện nay vẫn còn tồn tại khá nhiều vấn đề cần sớm giải
quyết. Cụ thể:
Thứ nhất,
tổ chức sản xuất còn phân tán. Hầu hết
các làng nghề còn phát triển theo hướng tự phát,
quy mô sản xuất nhỏ lẻ dưới dạng hộ gia đình chưa
được đầu tư nhiều về công nghệ. Việc tổ chức sản
xuất phụ thuộc nhiều vào trình độ tay nghề của
từng người trong gia đình, quy mô nhỏ, khép kín.
Sự thiếu liên kết về tổ chức, kinh tế (vốn đầu tư),
công nghệ kỹ thuật đã hạn chế khả năng phát triển
của các làng nghề.
Thứ hai,
trình độ quản lý, tay nghề lao động kém.
Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật và
năng lực quản lý của các chủ hộ, chủ cơ sở còn hạn chế,
phần lớn chưa được trang bị những kiến thức cần thiết
về quản trị kinh doanh cũng như chưa hiểu biết kỹ về
chính sách liên quan tới các hoạt động kinh tế. Lao động
được học nghề chủ yếu thông qua lối truyền nghề và
kèm cặp trong sản xuất; không được đào tạo cơ bản
và còn chưa tách khỏi nông nghiệp, nên chậm tiếp thu
công nghệ và hoạt động theo tính thời vụ.
Thứ ba,
khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế.
Những mặt hàng truyền thống độc đáo được sản xuất
thủ công tại các làng nghề chưa được chú ý, đầu tư thích
đáng. Chủng loại, kiểu dáng của sản phẩm thủ công
truyền thống chưa phong phú, đa dạng, chất lượng
chưa cao... để hấp dẫn khách du lịch. Một số làng nghề
và các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn thiếu
thông tin về thị trường, giá cả, pháp luật của Nhà nước
cũng như luật pháp quốc tế, chậm xây dựng thương
hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, sở hữu công nghiệp...
Thứ tư,
môi trường bị ô nhiễm. Do hạn chế về công
nghệ, thiết bị, mặt bằng sản xuất, trình độ quản lý… và
không có sự quan tâm đến các biện pháp xử lý ô nhiễm
môi trường nên đa số các cơ sở trong quá trình sản xuất
đều tác động xấu đến môi trường. Vấn đề môi trường
mà các làng nghề đang phải đối mặt không chỉ giới hạn
ở trong phạm vi các làng nghề mà còn ảnh hưởng đến
người dân ở vùng lân cận.
Thứ năm,
cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh. Nhìn
chung, các cơ sở ngành nghề thường gặp khó khăn về
mặt bằng (nhà xưởng) sản xuất, tình trạng phổ biến là
sử dụng nhà ở làm nhà xưởng sản xuất. Khi quy mô
sản xuất tăng lên hoặc có sử dụng thiết bị, hóa chất đã
làm cho môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề; các điều
kiện hạ tầng khác còn nhiều hạn chế, đặc biệt là điều
kiện giao thông.
1...,80,81,82,83,84,85,86,87,88,89 90
Powered by FlippingBook