TCTC ky 1 thang 7-2016 - page 89

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2016
91
không gian làng nghề sau này. Công tác quy hoạch
và đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề được thành phố
tập trung thí điểm ở hai làng nghề truyền thống đặc
sắc lâu nay, đó là mộc Kim Bồng và gốm Thanh Hà.
Với tổng mức đầu tư hơn 9 tỷ đồng, trong đó vốn
trung ương và tỉnh là 7 tỷ đồng. Sau thời gian thực
hiện dự án khôi phục và phát triển làng nghề gắn với
hoạt động du lịch, đên nay làng mộc truyền thống
Kim Bồng đã thu hút được 11 cơ sở tham gia đầu tư
sản xuất - kinh doanh các sản phẩm mộc điêu khắc
chạm, hàng lưu niệm…
Đối với làng gốm Thanh Hà, song song với quá
trình thực hiện xoá các lò nung gạch ngói bằng thủ
công, Hội An đã có phương án chỉnh trang và tạo cảnh
quan môi trường làng nghề, phát triển nghề làm gốm...
Đến nay, làng gốm Thanh Hà đã có 23 hộ sản xuất với
90 lao động, doanh thu từ hoạt động sản xuất gốm và
hoạt động thương mại - dịch vụ tăng lên từng năm lên
đến hàng trăm triệu đồng. San phâmgômThanhHa đã
tham gia nhiều hội chợ làng nghề tại Huế, Đà Nẵng...
và được nhiều du khách ưa chuộng. Riêng năm 2014,
giá trị kinh tế từ du lịch mang lại cho làng đạt khoảng
1,1 tỷ đồng, mở ra nhiều cơ hội mới cho người dân, góp
phần tích cực hồi sinh làng nghề vốn một thời tưởng
như đã bị mai một.
Tóm lại, du lịch phát triển không chỉ mang đến
nguồn thu, nâng cao thương hiệu cho các làng nghề
mà còn góp phần quan trọng giúp thay đổi nhận
thức người dân, khơi dậy niềm tự hào về các giá trị
văn hóa lịch sử của làng. Điều này cũng dễ dàng
nhận thấy ở một số làng nghề khác, như: Lồng đèn
Phố Hội, chiếu Cẩm Thanh…
Tinh hinh phát triển du lich lang nghê ơ Hôi An
Hơn 10 năm trước đây, khi đến với Hội An, du
khách chỉ quẩn quanh trong khu phố cổ, thì nay, với
định hướng phát triển du lịch trải nghiệm, Hội An
đang dần từng bước khôi phục các làng nghề truyền
thống, như: Gốm Thanh Hà, Mộc Kim Bồng, Rau Trà
Quế, Đèn lồng Phố Hội, Chiếu Cẩm Thanh…Cùng với
đó, đầu tư xây dựng các tuor du lịch làng nghề truyền
thống. Nhờ đó, đã bước đầu lấy lại thương hiệu, thu
hút du khách tham quan.
Đánh giá của Phòng Thương mại và Du lịch Hội
An, sự khởi sắc của du lịch Hội An bắt nguồn từ nhiều
nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan. Tuy nhiên,
để du lịch thực sự phát triển bền vững, bản thân ngành
Du lịch Hội An phải phát huy hết mọi tiềm năng, thế
mạnh, trong đó vai trò của cộng đồng và doanh nghiệp
(DN). Đặc biệt, từ khoảng sau năm 2000, khi mô hình
du lịch trải nghiệm tại Hội An ra đời và phát triển
cũng chính là thời điểm các làng nghề truyền thống
“sống dậy”. Thông qua hoạt động du lịch, sản phẩm
của nhiều làng nghề trên địa bàn Thành phố không chỉ
được biết đến rộng rãi mà còn giúp người dân sống tốt
với nghề. Ngược lại, để giữ chân du khách tiếp tục quay
lại hoặc thu hút thêmdu khách, sản phẩm làm ra tại các
làng nghề cũng ngày càng đa dạng, mẫu mã được cải
tiến nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và thị hiếu
du khách.
Được biết, để khôi phục làng nghề, TP. Hội An đã
chọn khối Trung Hà (phường Cẩm Kim) làm nơi lập
đồ án quy hoạch trung tâm làng nghề, làm điểm xuất
phát cho quá trình khôi phục và phát triển lan rộng
TÌMHƯỚNG PHÁT TRIỂNDU LỊCH LÀNGNGHỀ
TẠI TP. HỘI AN, TỈNHQUẢNGNAM
TS.NGUYỄN LÊ THU HIÊN
- Đai hoc Kinh tê - Đai hoc Đa Năng
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển du lịch làng nghề là một hướng đi phù hợp, được
nhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch. Những lợi ích to lớn của
việc phát triển du lịch làng nghề không chỉ thể hiện ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế,
vấn đề giải quyết nguồn lao động địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách thức gìn giữ và bảo
tồn những giá trị văn hoá của dân tộc. Từ thực tiễn phát triển du lịch làng nghề ở Hội An cũng như
đi sâu phân tích những vấn đề còn tồn tại, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm giúp TP. Hội An
– Quảng Nam phát triển du lịch làng nghề một cách hiệu quả và bền vững.
Từ khóa: Du lịch, hội nhập, phát triển bền vững, làng nghề, kinh tế.
1...,79,80,81,82,83,84,85,86,87,88 90
Powered by FlippingBook