84
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Thực tiễn áp dụng Báo cáo phát triển bền vững
Thống kê cho thấy trong năm 2014 đã có trên 600
doanh nghiệp (DN) từ 65 quốc gia tham gia lập báo
cáo phát triển bền vững. Trong đó, các nước có số
DN tham gia lập báo cáo bền vững nhiều nhất là
Australia, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Mỹ.
Có trên 30 quốc gia đưa ra quy định pháp lý về báo
cáo bền vững, trong đó 65% là quy định mang tính
bắt buộc. Báo cáo Trách nhiệm xã hội DN toàn cầu
năm 2013 của Mạng lưới Hiệp ước Toàn cầu của Liên
Hợp quốc đã khảo sát và cho kết quả: 96% Giám đốc
điều hành cho rằng những vấn đề bền vững phải
được lồng ghép đầy đủ vào trong chiến lược và các
hoạt động của công ty; 93% Giám đốc điều hành cho
rằng những vấn đề bền vững sẽ là then chốt đối với
sự thành công của DN trong tương lai; 88% Giám
đốc điều hành cho rằng, nên lồng ghép vấn đề bền
vững vào chuỗi cung ứng của DN.
Về cách trình bày báo cáo bền vững, kết quả khảo
sát của Hội đồng DN vì sự Phát triển Bền vững Thế
giới cho thấy: 80% các thành viên lập báo cáo bền
vững theo một báo cáo riêng biệt, nghĩa là toàn bộ
nguồn thông tin về các vấn đề bền vững được trình
bày riêng biệt, không chung với bất cứ một báo cáo
nào cả; số ít DN đưa báo cáo bền vững vào trong
Báo cáo lồng ghép hoặc Báo cáo tích hợp; gần 75%
báo cáo bền vững được lập theo hướng dẫn của
Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (GRI).
Tại Việt Nam, nhiều DN, tập đoàn đã tiên phong
trong lập báo cáo phát triển bền vững ngay từ khi
chưa có quy định pháp lý yêu cầu bắt buộc lập báo
cáo bền vững như Tập đoàn Bảo Việt (BVH), Công
ty cổ phần Sữa Việt Nam (VNM), Công ty cổ phần
Dược Hậu Giang (DHG), Tổng công ty cổ phần
Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVD), Công ty
cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai
(HNG), Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam,
Công ty cổ phần Vicostone, Tổng công ty POSCO
E&C… Bên cạnh đó, dù chưa có quy định pháp
lý nhưng từ năm 2013, Cuộc bình chọn Báo cáo
thường niên do Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ
Chí Minh (HSX), Báo Đầu tư và Công ty Quản lý
quỹ Dragon Capital cũng đã phối hợp tổ chức đưa
Giải thưởng Báo cáo phát triển bền vững vào khuôn
khổ của Cuộc bình chọn, nhằm hướng các DN quan
tâm, tìm hiểu và lập báo cáo bền vững. Qua đó, các
DN được vinh danh trong Giải thưởng Báo cáo phát
triển bền vững đã nhận được sự khích lệ của cộng
đồng và củng cố lòng tin của các nhà đầu tư. Những
báo cáo phát triển bền vững được giải thưởng trở
thành nguồn tài liệu minh họa quý giá để các DN
khác học hỏi lập báo cáo phát triển bền vững.
Tại Việt Nam, văn bản pháp lý đầu tiên yêu cầu
công bố thông tin về phát triển bền vững của các
DN niêm yết là Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày
6/10/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông
tin trên thị trường chứng khoán. Thông tư này quy
định rõ: Báo cáo tác động đến môi trường và xã hội
của công ty, công ty đại chúng phải báo cáo các nội
dung liên quan tới phát triển bền vững bao gồm:
quản lý nguồn nguyên liệu, tiêu thụ năng lượng,
tiêu thụ nước, tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi
trường, chính sách liên quan đến người lao động,
VAI TRÒ CỦA BÁO CÁO PHÁT TRIỂNBỀNVỮNGĐỐI VỚI
DOANHNGHIỆPVIỆT NAMTRONGBỐI CẢNHHỘI NHẬP
NCS. PHẠM THỊ MINH HỒNG
- Vi n Kế toán - Kiểm toán, Đại học Kinh tế Quốc dân
Báo cáo phát triển bền vững được coi là công cụ đo đếm, công bố, giải trình và camkết trách nhiệmcủa
doanh nghiệp đối với các bên có liên quan về hoạt động phát triển bền vững. Dù rất phổ biến trên toàn
thế giới, song báo cáo phát triển bền vững vẫn còn tương đối mới mẻ đối với cộng đồng doanh nghiệp
Việt Nam. Mới đây, Thông tư số 155/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính đã yêu cầu các doanh nghiệp niêm
yết trên thị trường chứng khoán công bố thông tin về phát triển bền vững. Bài viết khái quát về xu thế
áp dụng báo cáo bền vững trên thế giới và thực trạng tại Việt Nam, từ đó đưa ra kiến nghị để báo cáo
bền vững được phổ biến và phát huy tác dụng tích cực trong thời gian tới.
•
Từ khóa: Báo cáo phát triển bền vững, báo cáo tài chính, chiến lược kinh doanh, GRI.