TCTC ky 1 thang 7-2016 - page 84

86
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
chóng và cạnh tranh hiệu quả hơn. Bên cạnh đó,
một số nghiên cứu cho thấy, đã có minh chứng xác
thực về mối tương quan giữa phát triển bền vững
và hiệu quả hoạt động và mức lợi nhuận thu được
của DN. Việc thiếu thông tin về phát triển bền
vững có thể làm mất cơ hội hợp tác kinh doanh,
thu hút nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư có
trách nhiệm với phát triển bền vững. Báo cáo bền
vững là một điều kiện cần để các DN tham gia hội
nhập kinh tế quốc tế.
Theo các chuyên gia kinh tế, báo cáo phát triển
bền vững là một sản phẩm báo cáo phi tài chính hữu
ích. Nhưng phải thừa nhận một thực tế rằng, quá
trình lập báo cáo bền vững còn quá mới mẻ, tương
đối lạ lẫm đối với nhiều DN Việt Nam. Để báo cáo
bền vững trở thành phổ biến, có chất lượng trước
hết các DN cần nhận thức được vai trò quan trọng
của quá trình phát triển bền vững và báo cáo bền
vững. Chỉ khi DN đảm bảo phát triển bền vững về
môi trường, xã hội thì mục tiêu lợi nhuận của DN
mới ổn định và phát triển. Thực tế tại DN Việt Nam
thời gian qua cũng cho thấy, đa số các DN rất cần có
hướng dẫn, tư vấn cụ thể hơn về nội dung và cách
lập báo cáo bền vững. Theo tác giả, hướng dẫn lập
báo cáo bền vững cho các DN Việt Nam nên dựa
theo khung báo cáo bền vững của Sáng kiến GRI.
Bên cạnh đó, báo cáo phát triển bền vững của các
DN có truyền thống quản trị tốt như Vinamilk, Tập
đoàn Bảo Việt cũng là các ví dụ minh họa có giá trị
cho các DN khác học hỏi. Việc cải thiện quá trình lập
báo cáo bền vững sẽ mang lại lợi ích không những
cho các bên có liên quan mà còn cho chính DN, cho
cả nền kinh tế, cộng đồng và môi trường.
Tài liệu tham khảo:
1. Hội đồng DN vì sự Phát triển bền vững Vi t Nam, 2014, Hi n trạng và xu
hướng sử dụng Báo cáo bền vững tại Vi t Nam và trên thế giới;
2. Hội đồng DN vì sự Phát triển bền vững Thế giới phối hợp với Radley Yeldar,
2014, Cải thi n hi u quả của công tác Báo cáo bền vững;
3. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Tổ chức tài chính quốc tế (IFC), Hướng dẫn
báo cáo phát triển bền vững;
4. Bộ Tài chính, 2015, Thông tư số 155/2015/TT-BTC hướng dẫn công bố thông
tin trên thị trường chứng khoán;
5. Website của các DN niêm yết thuộc nhóm VN30 Sở Giao dịch Chứng khoán
TP. Hồ Chí Minh và các DN khác;
6. Tập đoàn Bảo Vi t, Báo cáo Phát triển bền vững năm 2013-2015;
7. Accounting for Business Sustainability: An Overview, truy cập từ ssrn.com
ngày 30/5/2016;
8. David ent và Julie Richardson, 2003, SIGMA Guidelines Toolkit -
Sustainability Accounting Guide, The SIGMA Project.
9. Accounting for Business Sustainability: An Overview, truy cập từ
com ngày 30/5/2016.
các mục tiêu, trách nhiệm của DN hướng tới phát
triển bền vững. Bởi bên cạnh những thông tin về
tài chính, thông tin về hoạt động của DN trên khía
cạnh môi trường, xã hội ngày càng được quan tâm.
Báo cáo phát triển bền vững là một công cụ mới,
giúp DN tổ chức và công bố thông tin về hoạt động
mang tính bền vững theo cách tương tự như báo
cáo tài chính.
Báo cáo bền vững có vai trò quan trọng đối với
các bên có liên quan và chính nội bộ DN. Thông
qua việc báo cáo công khai, minh bạch, trách
nhiệm giải trình và nỗ lực của mình trong các hoạt
động cụ thể nhằm phát triển bền vững, DN củng
cố lòng tin của các bên có liên quan, làm gia tăng
uy tín, thương hiệu của DN. Ngày nay, các bên
liên quan luôn quan tâm tới các hoạt động mang
tính bền vững mang lại lợi ích như thế nào cho
hoạt động kinh doanh cốt lõi của DN. Đối với nội
bộ DN, quá trình xác định các khía cạnh phát triển
bền vững và lập báo cáo bền vững giúp DN cân
nhắc lợi ích của các bên có liên quan, nhận biết
các rủi ro và cơ hội kinh doanh, từ đó chuẩn bị
cho xu thế phát triển mới, phân cấp trách nhiệm
và cải tiến hệ thống quản lý để nâng cao hiệu quả
hoạt động. Khung báo cáo phát triển bền vững
phổ biến nhất trên thế giới được xây dựng bởi
Sáng kiến GRI. Báo cáo phát triển bền vững theo
Sáng kiến GRI được coi là hữu ích nhất vì được
sử dụng và công nhận một cách rộng rãi. Khung
GRI đề cập đến các vấn đề cốt lõi của phát triển
bền vững bao gồm tác động tới kinh tế, xã hội và
môi trường với hướng dẫn kỹ thuật về cách thức
đo lường và báo cáo các vấn đề này.
Hiện nay, việc công bố báo cáo phát triển bền
vững đang trở thành thông lệ quốc tế. Báo cáo phát
triển bền vững không chỉ giúp các DN củng cố tăng
cường mối hợp tác với các bên liên quan, với nhà
đầu tư và cộng đồng mà còn giúp các DN tăng
cường quản lý rủi ro kinh doanh, nâng cao khả
năng thích nghi trong môi trường thay đổi nhanh
Đầu tháng 6/2016 đã có 15/30 DN công bố báo
cáo phát triển bền vững của năm 2015 trên
website. Trong đó, có 5 DN đã lập Báo cáo phát
triển bền vững theo khung hướng dẫn của GRI.
Tuy nhiên, một số DN lập Báo cáo phát triển
bền vững còn sơ sài. Số DN không lập Báo cáo
phát triển bền vững hoặc chưa công bố báo
cáo bền vững trên website chiếm một nửa số
DN thuộc rổ VN30 (15/30 DN).
1...,74,75,76,77,78,79,80,81,82,83 85,86,87,88,89,90
Powered by FlippingBook