TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2016
81
của Ngân hàng Nhà nước về cấp giấy phép mở Phòng
giao dịch, mở chi nhánh tổ chức tín dụng, cũng như tỷ
lệ dự trữ bắt buộc, cho vay lãi cấp vốn, lãi suất… cũng
cần tiếp tục được linh hoạt hơn nữa theo mục tiêu nói
trên, trong đó có vùng ĐBSCL.
Các NHTM nâng cao vai trò tư vấn, phòng ngừa
rủi ro cho các nhà xuất khẩu gạo của Việt Nam thông
qua nghiệp vụ ngân hàng đại lý, ngân hàng bảo lãnh
ở quốc gia nhập khẩu gạo…nhất là các thị trường mới
mua nông sản của Việt Nam. Các NHTM cần giảmphí
thanh toán quốc tế, phí bảo lãnh cho các DN xuất khẩu
gạo vào các thị trường mới.
UBND các tỉnh vùng ĐBSCL, các DN và các
NHTM phối hợp mở rộng mô hình liên kết trong lĩnh
vực cung ứng đầu vào, sản xuất lúa, thu mua và chế
biến lúa gạo xuất khẩu, đảm bảo tính bền vững cho
các bên, NHTM thực hiện cho vay vốn xuất khẩu gạo
theo một đầu mối duy nhất.
Thời gian qua, việc triển khai các chính sách tín
dụng cho các chương trình lớn về phát triển nông
nghiệp – nông thôn được ngành ngân hàng thực hiện
quyết liệt, mạnh mẽ. Song, sự phối hợp đồng bộ, việc
tháo gỡ vướng mắc khó khăn… của các bộ ngành
có liên quan, của các địa phương còn chậm, đặc biệt
trong lĩnh vực tiêu thụ nông sản, khuyến nông và
khuyến ngư, đào tạo nghề cho người nông dân… Do
đó, cần có sự chuyển biến mạnh mẽ của các các bộ
ngành, các địa phương trong nhận thức cũng như
trong triển khai thực tế.
Các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với ngành
Ngân hàng trong triển khai Nghị định 55/2015/
NĐ-CP về chính sách tín dụng ngân hàng đối với
nông nghiệp – nông thôn; đồng thời, mở rộng các
vùng trồng lúa có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu
của các thị trường khó tính, thị trường đòi hỏi khắt
khe về chất lượng gạo.
Chính sách bảo hiểm có vai trò quan trọng để các
tổ chức tín dụng mở rộng vốn tín dụng an toàn, hiệu
quả cho phát triển nông nghiệp – nông thôn theo xu
hướng hội nhập nhưng trong triển khai vẫn còn nhiều
vấn đề tồn tại. Do đó, trong năm 2016 cần có sơ kết,
tổng kết, đánh giá sát quá trình triển khai thời gian
qua để thực hiện có hiệu quả Nghị định 55/2015 của
Chính phủ trong thời gian tới.
Tài liệu tham khảo:
1. Nâng cao sức cạnh tranh và giá trị xuất khẩu gạo của các tỉnhĐBSCL, Tạp chí Phát
triển và Hội nhập (tháng 7-8/2014);
2. ĐBSCL: Nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu,
/
dong-bang-song-cuu-long-nang-cao-gia-tri-san-pham-xuat-khau.html;
3.
4.
.
phương do UBND cấp tỉnh ban hành sau khi có ý kiến
chấp thuận củaHĐND tỉnh như: giao thông nông thôn
ở các vùng trồng lúa tập trung, bến cảng trong vùng...
Thực hiện tốt giải pháp này cho phép phát huy vai
trò hoạt động của Quỹ Đầu tư địa phương; đa dạng
giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy sản xuất và
kinh doanh gạo xuất khẩu, môi trường tín dụng ngân
hàng cho xuất khẩu gạo thuận lợi hơn, thúc đẩy sự
phát triển mô hình liên kết giữa các nhà trong lĩnh vực
lúa gạo xuất khẩu.
Giải pháp phối hợp giữa các bộ, ngành
và địa phương
Trong thời gian qua, hàng loạt các chính sách khác
hỗ trợ sản xuất lúa như: Hỗ trợ giảm tổn thất sau thu
hoạch; hỗ trợ bao tiêu sản phẩm; miễn giảm thuế sử
dụng đất nông nghiệp; chính sách phí, thuế; chính
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông
thôn... đã góp phần tạo nên những bước tiến quan
trọng trong sự nghiệp đổi mới nông nghiệp, nông
thôn, tạo điều kiện cho người nông dân cả nước nói
chung, người nông dân vùng ĐBSCL nói riêng có lãi
từ trồng lúa. Để đảm bảo lợi ích cho người sản xuất
lúa, Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ tiếp
tục thực hiện chính sách hỗ trợ cho người sản xuất
lúa, bố trí kinh phí ngân sách hàng năm để thực hiện
mục tiêu này; Chỉ đạo Sở Tài chính các địa phương
thực hiện nghiêm túc chủ trương của Chính phủ; Đề
nghị UBND Tỉnh đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu sản
xuất nông nghiệp, sản xuất sản phẩm theo nhu cầu
thị trường, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để giảm
giá thành lúa...
Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước có thể phối hợp
nghiên cứu đề xuất Chính phủ chính sách mới theo
hướng hỗ trợ tài chính trực tiếp cho người nông dân
trồng lúa, thay cho chính sách hỗ trợ lãi suất cho các
DN vay vốn NHTM tạm trữ lúa gạo hiện nay. Như
vậy, việc hỗ trợ sẽ hiệu quả, thiết thực hơn.
Các Hiệp hội ngành hàng như Hiệp hội Lương
thực Việt Nam... và Cục Xúc tiến thươngmại (Bộ Công
Thương) bố trí kinh phí từ nguồn lực tài chính của
mình hỗ trợ DN và cùng phối hợp chặt chẽ với các DN
tìm kiếm thêm thị trường mới trong xuất khẩu gạo,
nhất là các thị trường khó tính, thị trường châu Phi,
rút kinh nghiệm về đàm phán ký kết hợp đồng xuất
khẩu gạo trong thời gian qua với các đối tác truyền
thống nhằm tránh thua thiệt về giá, bị ép giá khi xuất
khẩu gạo.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có các cơ chế, chính
sách cần tiếp tục hướng vào việc khuyến khích các tổ
chức tín dụng cạnh tranh mạnh mẽ ở khu vực nông
nghiệp – nông thôn. Các biện pháp điều hành cụ thể