TCTC ky 1 thang 7-2016 - page 81

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2016
83
cầu xã hội. Trên thực tế, hướng đào tạo này phải
được xem xét trên cả hai phương diện: Đối với nhà
trường, nơi đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất
lượng cao, cần có sự nghiên cứu hợp tác với các
DN, các tổ chức kinh tế xã hội trong việc biên soạn
chương trình đào tạo. Thông qua các hội nghị, hội
thảo với các cơ quan, tổ chức mà nhà trường lắng
nghe, tiếp nhận sự đánh giá, góp ý từ các nhà sử
dụng sản phẩm đào tạo của nhà trường.
Thông qua các hình thức liên kết đào tạo giữa
nhà trường với các cơ sở, DN mà chương trình
đào tạo của nhà trường luôn được điều chỉnh, cập
nhật được cái mới, hiện đại hơn, thích ứng hơn với
trình độ công nghệ mới, nâng cao được năng lực
cạch tranh, tính sáng tạo của sinh viên, phù hợp
với yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Giáo dục ở
bậc đại học, cần gắn chặt với nhu cầu xã hội thông
qua các đơn “đặt hàng” của các cơ sở thực tế, song
phải bảo đảm cân đối giữa các ngành, nghề. Tập
trung vào rèn luyện các kỹ năng mềm cho người
lao động để có khả năng hội nhập và phối hợp
làm việc với hiệu quả cao nhất. Chú trọng nâng
cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là kiểm soát đầu
ra của đào tạo bậc đại học và sau đại học, tránh
tình trạng “học giả, bằng thật”.
Thứ tư,
phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao cần đặc biệt chú ý đến đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia và cán bộ
khoa học - công nghệ đầu đàn. Đồng thời phải
đào tạo cho được đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản
lý giỏi về chuyên môn, có đạo đức trong sáng, tận
tâm, tận lực vì dân, vì nước…
Công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao phải gắn bó hữu cơ với chính sách
sử dụng và đãi ngộ. Muốn thu hút nhân lực chất
lượng cao, muốn tập hợp và duy trì được đội ngũ
cán bộ giỏi, có trình độ và năng lực, một mặt cần
phải bố trí phân công công việc phù hợp, biết tôn
trọng nguyện vọng và sở trường của từng người,
đồng thời cần tạo dựng môi trường làm việc tự
do, dân chủ, khuyến khích lòng say mê, sáng tạo
trong công việc, có chính sách động viên, đãi ngộ,
khuyến khích về lợi ích vật chất và tinh thần đối
với những người có trình độ, có đóng góp với đơn
vị với cộng đồng và xã hội.
Tài liệu tham khảo:
1.h t t p : / / w w w. t a p c h i c o n g s a n . o r g . v n / H o m e / N g h i e n c u u -
Traodoi/2014/30648/Giao-duc-dao-tao-voi-phat-trien-nguon-nhan-
luc-chat-luong.aspx;
2.
-
nhan-luc-chat-luong-cao.html.
văn hoá thế giới là công cụ giao tiếp và làm việc
của nguồn nhân lực còn rất hạn chế.
Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Một trong các mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát
phát triển đất nước 5 năm, giai đoạn 2016-2020
thể hiện trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng
là: “Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách,
giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân
lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội”, góp phần quan trọng vào việc
thực hiện mục tiêu sớm đưa nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện
đại. Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng chỉ
rõ: “Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân
lực cho đất nước, cho từng ngành, từng lĩnh vực,
với những giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung
cho giải pháp đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực
trong nhà trường cũng như trong quá trình sản
xuất kinh doanh, chú trọng nâng cao tính chuyên
nghiệp và kỹ năng thực hành. Phát triển hợp lý,
hiệu quả các loại hình trường ngoài công lập đối
với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học”.
Để thực hiện mục tiêu này, cần quan tâm chú
trọng thực hiện tốt các vấn đề sau:
Thứ nhất,
cần xác định rõ xây dựng nguồn
nhân lực là trách nhiệm của các nhà hoạch định
và tổ chức thực hiện chính sách là trách nhiệm
của cả hệ thống chính trị. Đẩy mạnh chiến lược xã
hội hóa giáo dục, qua đó huy động tiềm năng xã
hội cho công tác nâng cao chất lượng giáo dục và
đào tạo. Bổ sung, hoàn thiện quy hoạch hệ thống
các trường đại học, cao đẳng đến năm 2020 và
tầm nhìn 2030; thực hiện đánh giá chất lượng đào
tạo; Kiểm định và xếp hạng các cơ sở giáo dục đại
học trong cả nước. Cần chú trọng sự liên kết chặt
chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước với các cơ sở
giáo dục đào tạo và các cơ quan, DN nơi sử dụng
nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thứ hai,
đẩy mạnh đổi mới mạnh mẽ, toàn diện
giáo dục và đào tạo, từng bước đáp ứng nguồn
nhân lực chất lượng cao cho nhu cầu xã hội. Trong
thời đại ngày nay, nền giáo dục là yếu tố cơ bản
nhất tạo nên sự thành công của mỗi quốc gia. Phải
đổi mới một cách căn bản, toàn diện nền giáo dục
quốc dân, làm cho giáo dục và đào tạo thực sự là
phương tiện đắc lực để phát triển trí tuệ, nâng cao
dân trí, bồi dưỡng nhân tài, tạo ra nguồn nhân lực
chất lượng cao phục vụ sự nghiệp xây dựng và
phát triển đất nước.
Thứ ba,
cần tăng cường hướng đào tạo gắn với
việc làm, đào tạo với sử dụng, đào tạo theo nhu
1...,71,72,73,74,75,76,77,78,79,80 82,83,84,85,86,87,88,89,90
Powered by FlippingBook