TCTC ky 1 thang 7-2016 - page 86

88
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
bổ trợ cho khách vui chơi, mua sắm. Một số vùng
biển còn tiềm năng lớn nhưng rất khó đưa khách đến
với số lượng đông như Hà Tiên, Hòn Chông và Phú
Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, do thiếu hạ tầng, dịch
vụ hoặc đường bay chưa thật thuận lợi. An ninh trật
tự và quản lý giá cũng là những vấn đề khiến nhiều
DN du lịch bức xúc. Rất nhiều khu du lịch lên giá vào
giờ chót khiến du khách bất bình.
Phat triên du lịch biển, đảo trong tinh hinh mơi
Nhằm khắc phục những hạn chế cũng như tạo sức
bật cho du lịch biển, đảo, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du
lịch đã xây dựng đề án “Phát triển du lịch biển, đảo
và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020”. Mục tiêu
của đề án là đến năm 2020, du lịch biển sẽ trở thành
động lực của kinh tế biển Việt Nam, góp phần đưa
nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ
biển và bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia trên
biển, đảo góp phần làm cho đất nước giàu mạnh. Để
nâng cao tầm vóc và xây dựng thương hiệu du lịch
biển Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định 201/QĐ-TTg, về việc phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Theo các chuyên gia, việc chú trọng đẩy mạnh
phát triển du lịch biển đảo là một định hướng đúng
đắn, phù hợp với thế mạnh của ngành Du lịch Việt
Nam và mang ý nghĩa đặc biệt trong việc khẳng định
và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước. Tuy nhiên, để
du lịch biển đảo phát triển bền vững, tương xứng với
tiềm năng và tạo được thương hiệu riêng, thì ngoài
việc phải khắc phục những hạn chế đã tồn tại nhiều
năm qua còn cần có sự đầu tư và quản lý một cách
chiến lược cả về cơ sở vật chất, dịch vụ và con người
cho các trung tâm du lịch biển đảo đã được xác định.
Môt la,
các địa phương cần quan tâm đầu tư, nâng
cấp cơ sở vật chất tại các bến cảng; cải tạo những điều
kiện về kỹ thuật, vệ sinh, an toàn tại các bến cảng
hàng hóa để phù hợp cho việc đón tàu du lịch; tập
trung đầu tư trang bị mới và cải tạo đội tàu du lịch để
phục vụ du khách với chất lượng tốt nhất theo tiêu
chuẩn quốc tế... Đặc biệt, cần phát huy yếu tố văn hoá
của từng địa phương trong phát triển du lịch biển để
tạo dấu ấn riêng và thu hút khách du lịch quay trở lại
nhiều lần. Về lâu dài, để phát triển bền vững ngành
Du lịch tàu biển phải đầu tư xây dựng một số cảng
du lịch với ga đón khách hiện đại, đầy đủ tiện nghi
dành cho du lịch tàu biển…
Hai la,
đẩy mạnh đầu tư hạ tầng các cảng biển, bến
neo đậu, cầu cảng tại các vịnh, đô thị ven biển kết nối
với các đảo, đặc biệt là hạ tầng cầu cảng tại các đảo
Hoàng Sa và Trường Sa, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú
Quý, Côn Đảo, Phú Quốc... để tăng cường khả năng
tiếp cận điểm đến từ biển. Nghiên cứu tính khả thi
đầu tư xây dựng sân bay phù hợp với điều kiện ở
các đảo; kết nối các đảo của Việt Nam với đất liền và
quốc tế. Đầu tư hạ tầng về năng lượng điện và nước
sạch trên các đảo để từng bước nâng cao chất lượng
dịch vụ trên đảo.
Ba la,
hỗ trợ về giá, thuế cho cac DN du lịch đầu tư
phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, cho các tuyến
du lịch ra đảo xa. Ưu đãi tối đa trong khung quy định
đối với đầu tư du lịch tại đảo xa. Nhà nước hỗ trợ các
DN bù đắp chi phí khi cần thiết do gặp phải rủi ro do
tác động của tình hình Biển Đông; hỗ trợ giảm thiểu
những chi phí do viêc hủy đột xuât cac chương trình
du lịch ra đảo va tuyến du lịch tàu biển trươc những
biến cố không lường trước. Nhà nước hỗ trợ liên kết
phát triển du lịch biển giữa DN du lịch với nganh
thủy sản, nuôi trồng và đánh bắt xa bờ, giao thông
hàng hải, vận tải biển, dịch vụ hàng hải…
Bốn la,
các DN lữ hành cần có những biện pháp
kích cầu và tạo ra những sản phẩm mới lạ, đa dạng
cho nhóm du khách tàu biển với những chương
trình tour đặc sắc; liên kết với các công ty dịch vụ,
nhà hàng, khách sạn, cũng như các địa phương
để giảm giá các dịch vụ, giá phòng, nâng cao chất
lượng phục vụ cho du khách… Nhà nước cần quan
tâm định hướng cho DN du lịch về sản phẩm du
lịch biển hướng ra Biển Đông (đến nay, du lịch Việt
Nam mới khai thác dịch vụ ven bờ và các bãi biển
là chủ yếu; các hoạt động du lịch trên mặt nước và
dưới đáy biển, ngoài đảo xa còn hạn chế). Hướng tới
phát triển du lich theo chiều sâu, khai thác các dịch
vụ nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá, thể thao trên mặt
biển, dưới đáy biển và ngoài đảo xa; đa dạng hóa
sản phẩm du lich biên, nâng cao giá trị gia tăng va
khai thác cac tiềm năng, lơi thê tư biển.
Năm la,
tôn vinh văn hóa biển, ẩm thực biển, tạo
sức hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến các
vùng biển, đảo của Việt Nam song song vơi viêc khơi
dậy lòng yêu nước của người dân. Quan tâmgiáo dục,
phát triển nhân lực tại các tỉnh, thành phố có biển để
khai thác các tài nguyên biển một cách bền vững phục
vụ dân sinh. Tich cưc thưc hiên cac chương trình hỗ
trợ ngư dân bam biên, hô trơ người dân phát triển du
lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp và thủy sản.
Tài liệu tham khảo:
1. Du lịch biển Vi t Nam: Giàu tiềm năng nhưng “nghèo” dịch vụ;
.
vietnamplus.vn/du-lich-bien-viet-nam-giau-tiem-nang-nhung-ngheo-dich-
vu/325952.vnp
2. Phát triển du lịch biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới;
-
chicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=29124&print=true.
1...,76,77,78,79,80,81,82,83,84,85 87,88,89,90
Powered by FlippingBook