TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2016
85
báo cáo liên quan đến trách nhiệm với cộng đồng
địa phương, báo cáo liên quan đến thị trường vốn
xanh. Công ty có thể lập riêng báo cáo phát triển bền
vững hoặc trình bày tích hợp trong Báo cáo thường
niên. Thông tư số 155/2015/TT-BTC chính thức có
hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016, do đó các công
ty đại chúng phải công bố báo cáo bền vững của
năm 2015.
Thông qua việc tổng kết tình hình công bố báo
cáo phát triển bền vững năm 2015 của các DN
niêm yết thuộc rổ VN30 của HSX, tác giả cho rằng,
các DN dẫn đầu trong việc cung cấp báo cáo phát
triển bền vững có chất lượng bao gồm: Tập đoàn
Bảo Việt, Công ty cổ phần FPT, Công ty cổ phần
Hoàng Anh Gia Lai, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam
(Vinamilk), Tập đoàn Vingroup... Đặc biệt, Tập đoàn
Bảo Việt đã tiên phong trong việc thực hiện bảo đảm
báo cáo phát triển bền vững được kiểm toán độc
lập bởi Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers
(PwC) Việt Nam. Các chỉ tiêu được lựa chọn đảm
bảo nằm trong các lĩnh vực trọng yếu Tập đoàn Bảo
Việt ưu tiên thực hiện trong năm 2015 đó là: Đóng
góp gián tiếp về kinh tế (G4-EC6); Trách nhiệm của
nhà cung cấp (G4-EN32; G4-LA14); Nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực (G4-LA9); Đầu tư cho hoạt
động cộng đồng (G4-SO1) và các kiểm soát về tiêu
thụ năng lượng (G4-EN3). Bên cạnh việc minh bạch
hóa thông tin tài chính, Tập đoàn Bảo Việt đã nỗ lực
minh bạch hóa thông tin phi tài chính nhằm cung
cấp cho nhà đầu tư và các bên liên quan góc nhìn
tổng thể, bao quát mang tính chiến lược về toàn bộ
hoạt động của DN phù hợp với thông lệ quốc tế.
Bên cạnh đó, với vai trò là người tiên phong, đi đầu
trong thực hành báo cáo và thúc đẩy phát triển bền
vững tại Việt Nam, Bảo Việt đã nhiều lần đồng hành
và đóng góp tích cực trong các hội thảo, chia sẻ kinh
nghiệm theo các chương trình của Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.
Hồ Chí Minh, Hội đồng DN vì sự phát triển bền
vững Việt Nam (VBCSD). Bảo Việt cũng là một
trong những DN đầu tiên được cấp chứng chỉ của
Tổ chức Sáng kiến GRI về thực hành Báo cáo Phát
triển bền vững.
Trong khi đó, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam
Vinamilk (VNM) đã lập báo cáo bền vững riêng biệt
với Báo cáo Thường niên. Báo cáo Phát triển bền
vững được lập theo Hướng dẫn lập Báo cáo Phát
triển bền vững GRI, Hướng dẫn số 4 về lĩnh vực sản
xuất thực phẩm đồng thời tham khảo Hướng dẫn
lập Báo cáo phát triển bền vững do Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước phối hợp với Tổ chức IFC phát
hành. Dữ liệu và thông tin trình bày trong báo cáo
bao gồm tình hình hoạt động và thành tựu đạt được
trong năm 2015; định hướng phát triển bền vững
trong các năm tới; cam kết của Vinamilk đối với các
bên liên quan, trong đó, cam kết trình bày thông tin
chính xác nhất và đáng tin cậy nhất đối với các bên
liên quan và với công chúng.
Đối với Công ty cổ phần FPT, DN này đã đưa
phát triển bền vững vào chiến lược kinh doanh, Báo
cáo phát triển bền vững của Công ty này được trình
bày tích hợp trong Báo cáo thường niên. Thông
điệp phát triển bền vững của FPT đó là “DN chỉ có
thể phát triển bền vững, đảm bảo được lợi ích cao
nhất cho các bên liên quan khi đạt được các mục
tiêu tăng trưởng vững chắc về doanh thu, lợi nhuận
gắn liền với sự phát triển chung của nền kinh tế, xã
hội và môi trường”. Báo cáo phát triển bền vững
của FPT được xây dựng theo khung GRI phiên bản
G4 theo lựa chọn cốt lõi. Dựa trên tầm nhìn, định
hướng chiến lược kinh doanh của công ty, Báo cáo
phát triển bền vững đã trình bày những tác động
của FPT tới kinh tế - xã hội và môi trường. FPT cũng
nêu rõ định hướng chiến lược phát triển bền vững
giai đoạn 2015-2018 với mô hình 3P (Profit, People,
Planet). Các giải pháp cụ thể để thực hiện các mục
tiêu lợi nhuận, phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ
cộng đồng, bảo vệ môi trường cũng được mô tả chi
tiết trong Báo cáo phát triển bền vững này...
Nghiên cứu của tác giả về tình hình lập báo cáo
phát triển bền vững của các DN thuộc rổ VN30 cũng
cho thấy: Đầu tháng 6/2016 đã có 15/30 DN công
bố báo cáo phát triển bền vững của năm 2015 trên
website. Trong đó, có 5 DN đã lập Báo cáo phát
triển bền vững theo khung hướng dẫn của GRI.
Tuy nhiên, một số DN lập Báo cáo phát triển bền
vững còn sơ sài. Số DN không lập Báo cáo phát triển
bền vững hoặc chưa công bố báo cáo bền vững trên
website chiếm một nửa số DN thuộc rổ VN30 (15/30
DN). Trong đó có 1 DN đã có truyển thống lập và
công bố báo cáo bền vững từ khi chưa có qui định
pháp lý nhưng trên website chưa có báo cáo bền
vững năm 2015.
Kết luận và khuyến nghị
Trong hoạt động của mình, các DN luôn tìm
cách khai thác các nguồn lực để đạt được mục tiêu
lợi nhuận, do đó khó tránh khỏi làm tổn hại đến
môi trường, cạn kiệt dần tài nguyên, phá hủy tầng
ozone… Thực tế cho thấy, các bên liên quan như
nhà quản lý, cổ đông, nhà đầu tư tiềm năng luôn
muốn có thông tin về nỗ lực của DN trong phát
triển bền vững. Báo cáo phát triển bền vững được
coi là công cụ để đo lường, ghi nhận và công bố