82
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
trong giáo dục còn yếu kém; khả năng chủ động,
sáng tạo của học sinh, sinh viên ít được bồi
dưỡng, năng lực thực hành của học sinh, sinh
viên còn yếu.
- Chương trình, phương pháp dạy và học còn
nặng về lý thuyết, chưa thật phù hợp với nhận
thức của học sinh, sinh viên. Phát triển giáo dục
nghề nghiệp và giáo dục đại học chưa cân đối với
giáo dục trung học phổ thông.
- Đào tạo nghề còn thiếu về số lượng và yếu về
chất lượng. Việc xã hội hoá giáo dục được thực hiện
chậm, thiếu đồng bộ. Công tác giáo dục và đào tạo
ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, chất lượng
thấp; chưa quan tâm đúng mức phát triển giáo dục
và đào tạo ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Chất lượng đào tạo, cơ cấu theo ngành nghề,
lĩnh vực, sự phân bố theo vùng, miền, địa phương
của nguồn nhân lực chưa thực sự phù hợp với
nhu cầu sử dụng của xã hội, gây lãng phí nguồn
lực của Nhà nước và xã hội.
- Đội ngũ nhân lực chất lượng cao, công nhân
lành nghề vẫn còn rất thiếu so với nhu cầu xã hội
để phát triển các ngành kinh tế chủ lực của Việt
Nam, nhất là tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
cũng như nâng cấp vị thế của Việt Nam trong
chuỗi giá trị đó.
- Số lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật,
thậm chí nhóm có trình độ chuyên môn cao có
khuynh hướng hiểu biết lý thuyết khá, nhưng
lại kém về năng lực thực hành và khả năng thích
nghi trong môi trường cạnh tranh công nghiệp.
- Khả năng làm việc theo nhóm, tính chuyên
nghiệp, năng lực sử dụng ngoại ngữ và hiểu biết
Thực trạng giáo dục đào tạo phát triển
nguồn nhân lực
Sau 30 năm đổi mới, nước ta đã đạt được
những thành tựu quan trọng về sự nghiệp giáo
dục đào tạo trên cả ba mặt: nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Cùng với
củng cố kết quả xoá mù chữ và phổ cập giáo dục
tiểu học, việc phổ cập giáo dục trung học cơ sở
đã được triển khai tích cực, số học sinh trung
cấp chuyên nghiệp tăng 15,1%/năm và dạy nghề
dài hạn tăng 12%/năm, sinh viên đại học và cao
đẳng tăng 8,4%/năm. Chất lượng dạy nghề có
chuyển biến tích cực. Nhiều trường dân lập,
tư thục bậc đại học, trung cấp chuyên nghiệp,
trung học phổ thông và dạy nghề đã được thành
lập. Đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo
tăng lên đáng kể.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang
trở thành đòi hỏi bức thiết của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Việt
Nam có lợi thế về dân số đông, đang trong thời
kỳ “dân số vàng” nên lực lượng lao động khá dồi
dào. Đây là nguồn lực vô cùng quan trọng để đất
nước ta thực hiện thành công Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên,
thực tế chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn nhiều
bất cập, cần được cải thiện. Bên cạnh những tiến
bộ đã đạt được, giáo dục nước ta vẫn còn nhiều
yếu kém, bất cập mà đáng quan tâm nhất là chất
lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp, đặc biệt ở
giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Những
tồn tại và hạn chế chủ yếu bao gồm:
- Quản lý nhà nước đối với một số lĩnh vực
ĐỔI MỚI GIÁODỤC ĐÀOTẠOĐỂ PHÁT TRIỂN
NGUỒNNHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAOỞNƯỚC TA
ThS. PHẠM ĐỨC DUY
Trong điều kiện Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, phát triển
nguồn nhân lực được coi là một trong ba khâu đột phá của chiến lược chuyển đổi mô hình phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời phát triển nguồn nhân lực trở thành nền tảng phát
triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia. Tuy nhiên, thực tế chất lượng nguồn nhân lực ở
nước ta vẫn còn nhiều bất cập cần được cải thiện trong thời gian tới.
•
Từ khóa: Nguồn nhân lực, công nghiệp hoá, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, giáo dục đào tạo.