TCTC so 12 ky 2 - page 26

28
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
thể trở lại mức cao 6,7%, song đây chưa phải là
mức tăng trưởng bền vững.
Năng suất lao động là một chỉ số chính của thị
trường lao động, phản ánh tăng trưởng kinh tế bền
vững, khả năng cạnh tranh và hiệu quả trong sử
dụng lao động của mỗi quốc gia. Theo các chuyên
gia kinh tế, khi các động lực tăng trưởng kinh tế
đã dần tới hạn, khi cách thức tăng trưởng cũ (chủ
yếu dựa vào việc gia tăng vốn đầu tư, thâm dụng
lao động chi phí thấp và khai thác tài nguyên...) đã
không còn phù hợp, thì đòn bẩy cho tăng trưởng
bền vững chính là vấn đề tăng năng suất. Tăng năng
suất lao động đang ngày càng đóng vai trò quyết
định đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Minh chứng là yếu tố này đã đóng góp khoảng
89% tăng trưởng GDP năm 2017, cao hơn khá nhiều
so với mức 66,3% giai đoạn 1990-2000 và 61,9% giai
đoạn 2000-2012. Nếu không tăng nhanh năng suất
lao động, Việt Nam không thể nâng cao tốc độ tăng
trưởng GDP.
Tuy nhiên, Việt Nam hiện tại vẫn đang có một
khoảng cách lớn về năng suất lao động giữa các
ngành, cũng như khi so sánh với các nước khác trong
cùng khu vực. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho
thấy, năng suất lao động của Việt Nam năm 2016
chỉ đạt 9.894 USD, tức chỉ bằng 7% của Singapore;
17,6% Malaysia; 36,5% Thái Lan; 42,5% Indonesia;
56,7% Philippines và 87,4% Lào.
Nhận định của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế
Trung ương tại Diễn đàn Phát triển Việt Nam với
chủ đề “Tăng năng suất – Đòn bẩy cho phát triển
bền vững” được tổ chức mới đây cũng cho rằng,
năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn thấp so
với các nước trong khu vực và so với yêu cầu phát
triển. Khoảng cách năng suất lao động của Việt Nam
Bức tranh năng suất lao động ở Việt Nam
Tăng trưởng bền vững hiện đang đặt ra những
thách thức lớn với Việt Nam, bởi là một trong
những nền kinh tế có mức tăng trưởng cao của
khu vực, song tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt
Nam lại đang có xu hướng giảm trong những năm
gần đây. Cụ thể, từ 7,3% trong giai đoạn 1990-
2000 xuống còn 6,7% trong giai đoạn 2001-2010 và
tiếp tục giảm xuống 5,96% trong giai đoạn 2011-
2016. Dự báo của các tổ chức quốc tế cho thấy,
năm 2017, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có
Thực trạngvà giải pháp
Nâng caonăng suất laođộngtại Việt Nam
ThS. Đỗ Hạnh Nguyên
- Đại học Thương mại*
Năng suất lao động thấp đang ảnh hưởng trực tiếp tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam và trở thành vấn đề
nóng được các chuyên gia bàn thảo tại Diễn đàn Phát triển Việt Nam với chủ đề “Tăng năng suất – Đòn bẩy
cho phát triển bền vững” ngày 13/12/2017. Trên thực tế, không phải tới bây giờ, câu chuyện tăng năng
suất mới được đề cập mà từ lâu, Chính phủ đã xem tăng năng suất lao động là một trong những yếu tố
đóng vai trò quyết định đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Vấn đề này càng đặt ra rốt ráo hơn bao
giờ hết khi cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang làm biến chuyển thế giới.
Từ khóa: Năng suất lao động, thu nhập trung bình, tăng trưởng bền vững cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
Low productivity is negatively impacting
economic growth of Vietnam and becoming a
topic of discussion at Vietnam Development
Forum with title “Improving productivity
– a leverage for sustainable development”
dated 13/12/2017. Practically, it is not until
present, the story of improving productivity
is mentioned, it has been considered one of
the most important determinants of economic
growth for a long time by the State. It has
become extremely important in the context of
the 4th industrial revolution.
Keywords: Productivity, average income, sustainable
growth, industrial revolution 4.0
Ngày nhận bài: 11/11/2017
Ngày hoàn thiện biên tập: 29/11/2017
Ngày duyệt đăng: 1/12/2017
*Email:
1...,16,17,18,19,20,21,22,23,24,25 27,28,29,30,31,32,33,34,35,36,...148
Powered by FlippingBook