TÀI CHÍNH -
Tháng 03/2018
65
nộp hồ sơ đề nghị hoàn cho dù DN chưa nhận được
quyết định xử lý của cơ quan Thuế hay chưa nhận
được tiền hoàn thuế thì số thuế đó cũng không được
sử dụng để khấu trừ, hay đề nghị hoàn tiếp ở những
kỳ sau. Như vậy, số thuế sau khi đã đề nghị hoàn
phải treo lại chờ cơ quan Thuế ra quyết định giải
quyết mới tiếp tục xử lý. Sau khi nhận quyết định
“được hoàn” hoặc “không được hoàn” của cơ quan
Thuế thì DN mới được hạch toán số thuế này. Khi
đó, phần không được hoàn thì hạch toán vào chi phí,
phần được hoàn thì chờ đến khi DN nhận được tiền
mới hạch toán (giai đoạn 3).
Theo hướng dẫn của chế độ kế toán hiện hành và
thực tế tại các DN, trong quy trình hạch toán này,
tồn tại 2 bất hợp lý:
Một là,
khi DN nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế
GTGT cho cơ quan Thuế nếu không định khoản
thì trên Tài khoản 133(1331, 1332) còn tồn tại gộp
cả “thuế GTGT còn được khấu trừ, được hoàn lại”
và “thuế GTGT đã đề nghị hoàn không còn được
khấu trừ hay được hoàn lại”. Thực tế này, dễ dẫn
đến nhầm lẫn cho kế toán viên khi lập tờ khai thuế
GTGT hoặc khi thực hiện khấu trừ thuế và đề nghị
hoàn thuế ở những kỳ sau. Về mối quan hệ quản lý,
theo dõi số thuế đã đề nghị hoàn này cũng chuyển
từ việc quản lý của “nội bộ DN” sang “DN - cơ quan
Thuế”. Có nghĩa là, thay vì DN chỉ phải theo dõi số
thuế này trong nội bộ DN nhưng khi đã nộp hồ sơ
đề nghị hoàn thì DN thì phải theo dõi, đối chiếu với
cơ quan Thuế bằng hồ sơ chứ không bằng tài khoản.
Hai là,
khi DN nhận được quyết định xử lý của
cơ quan thuế (trường hợp được hoàn) thì tính chất
của số thuế được hoàn này đã thay đổi từ “số thuế
GTGT đã đề nghị hoàn” thành “số thuế GTGT đã
được hoàn nhưng chưa nhận được tiền”. Xét về
mối quan hệ quản lý, theo dõi của số thuế đã được
hoàn nhưng chưa nhận được tiền này cũng chuyển
từ mối quan hệ “DN - Cơ quan Thuế” sang “DN -
Kho bạc Nhà nước”. Nghĩa là thay vì DN quản lý,
theo dõi, đối chiếu số thuế này với cơ quan Thuế, thì
chuyển sang quản lý, theo dõi và đối chiếu với Kho
bạc Nhà nước.
Tuy nhiên, cả hai trường hợp trên, nếu DN
không định khoản thì coi như kế toán đã bỏ sót
chứng từ kế toán. Để giải quyết bất hợp lý này,
DN phải coi “Bộ chứng từ xác nhận số thuế GTGT
đề nghị hoàn” đã nộp cho cơ quan Thuế và “Quyết
định xử lý về số thuế đã đề nghị hoàn” của cơ
quan Thuế là các chứng từ kế toán ghi nhận một
nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh của DN.
Và đương nhiên DN phải sử dụng để hạch toán và
ghi sổ kế toán liên quan.
Giải pháp hoàn thiện kế toán
nghiệp vụ hoàn thuế giá trị gia tăng
Nhằm nâng cao chất lượng cung cấp thông tin kế
toán trong công tác kế toán nói chung và khả năng
ứng dụng của mô hình kế toán excel nói riêng dành
cho các DN nhỏ và vừa Việt Nam, qua đó góp phần
hoàn thiện kế toán hoàn thuế GTGT, tác giả đề xuất
mở thêm hai tài khoản chi tiết cho tài khoản 133 -
“Thuế GTGT được khấu trừ” như sau:
Thứ nhất,
Tài khoản 1334 “Thuế GTGT đề nghị
hoàn”. Theo đó, tài khoản này sử dụng để theo dõi
số thuế GTGT đã đề nghị hoàn, cụ thể: Bên nợ: Phản
ánh số thuế GTGT đã đề nghị hoàn; Bên có: Phản
ánh số thuế GTGT đã nhận được quyết định được
hoàn và không được hoàn phải tính vào chi phí; Số
dư cuối kỳ: Phản ánh số thuế đã đề nghị hoàn nhưng
chưa nhận được quyết định xử lý của cơ quan Thuế.
Thứ hai,
Tài khoản 1335 “Thuế GTGT được hoàn
phải thu”. Theo đó, tài khoản này sử dụng để theo
dõi thuế GTGT đã nhận được quyết định được hoàn
nhưng chưa nhận được tiền hoàn, cụ thể: Bên nợ:
Phản ánh số thuế GTGT được hoàn theo quyết định;
Bên có: Phản ánh số thuế GTGT đã nhận được tiền
hoàn; Số dư cuối kỳ: Phản ánh số thuế được hoàn
nhưng chưa nhận được tiền.
Định khoản:
1. Trường hợp mua hàng trong nước:
1a. Căn cứ vào các hoá đơn, chứng từ giao nhận,
phiếu nhập hàng xác nhận giá trị hàng mua, kế toán
ghi sổ:
Nợ TK 151, 152, 153, 156, 211, 213,…
Có TK 112, 331
1b. Căn cứ vào thuế GTGT của hàng mua, kế
toán ghi sổ:
Nợ TK 133 (1331, 1332)
Có TK 112, 331
2. Trường hợp mua hàng nhập khẩu:
2a. Căn cứ vào các hoá đơn, chứng từ giao nhận,
phiếu nhập hàng xác nhận giá trị hàng nhập, kế
toán ghi sổ:
Nợ TK 151, 152, 153, 156, 211, 213,…
Có TK 112, 331
2b. Căn cứ vào thuế nhập khẩu, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 151, 152, 153, 156, 211, 213,…
Có 333 (3333 chi tiết thuế nhập khẩu)
2c. Đồng thời thuế GTGT của hàng nhập khẩu, ghi:
Nợ TK 133 (1331, 1332)
Có TK 333 (33312-Thuế GTGT hàng nhập khẩu.)
3. Khi nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu vào ngân
sách, ghi:
Nợ 333 (33312-Thuế GTGT hàng nhập khẩu)
Có 111, 112