TÀI CHÍNH -
Tháng 03/2018
73
Qu n lý
quan h
khách hàng
Qu n lý
chu i cung ng
Qu n lý
ngu n nhân l c
Qu n lý
tài chính k toán
H th ng
ERP
L p k ho ch
ngu n l c
s n xu t
Hình 3: Thông tin tích hợp qua hệ thống ERP
Nguồn: Tác giả tổng hợp
trữ trong mối quan hệ với cơ sở dữ liệu. Từ kho dữ
liệu này, các quan điểm của người sử dụng được
xây dựng để đáp ứng nhu cầu của tất cả người
dùng trong tổ chức. Tính khả dụng của nhiều chế
độ xem cho phép sử dụng linh hoạt dữ liệu giao
dịch và cho phép phát triển thông tin kế toán.
- Nguồn lực: bao gồm các tài sản của doanh
nghiệp. Chúng được xác định là các đối tượng
khan hiếm và chịu sự kiểm soát của doanh nghiệp.
- Sự kiện: Các sự kiện kinh tế là những hiện
tượng ảnh hưởng đến sự thay đổi các nguồn lực.
Chúng có thể là kết quả của các hoạt động như sản
xuất, trao đổi, tiêu dùng và phân phối. Các sự kiện
kinh tế là những yếu tố thông tin quan trọng của
hệ thống kế toán và nên được nắm bắt trong một
hình thức rất chi tiết để cung cấp một cơ sở dữ liệu
phong phú.
- Đại diện: Các đại diện kinh tế là các cá nhân
tham gia vào một sự kiện kinh tế. Họ có thể là các
bên ở trong hoặc ngoài doanh nghiệp. Họ có quyền
sử dụng hoặc thanh lý các nguồn lực kinh tế. Ví
dụ như nhân viên bán hàng, sản xuất, công nhân,
nhân viên giao hàng, khách hàng và nhà cung cấp.
Tuy nhiên, REA là một mô hình lý thuyết, không
phải là mô hình thực tiễn. Tuy nhiên, nhiều nguyên
lý của nó được tìm thấy trong các mô hình cơ sở dữ
liệu tiên tiến, cụ thể là ERP.
Mô hình ERP:
Hệ thống ERP là cách tiếp cận mới
mang tính xu hướng hiện nay. Đây là phương thức
quản lý kinh doanh và là một giải pháp công nghệ
giúp doanh nghiệp tích hợp toàn bộ ứng dụng
quản lý sản xuất kinh doanh vào một hệ thống duy
nhất, tự động hóa các quy trình quản lý. Tất cả hoạt
động của doanh nghiệp như quản trị nhân lực,
quản lý sản xuất, quản lý cung ứng vật tư, quản
lý tài chính, quản lý bán hàng, trao đổi với đối tác,
khách hàng đều được thực hiện trên hệ thống ERP.
Cơ chế dữ liệu tập trung của hệ thống ERP giúp
cho việc hợp nhất dữ liệu của doanh nghiệp trở
nên thuận tiện và dễ dàng. Hệ thống ERP gồm các
thành phần cơ bản như: Quy trình quản lý để xử lý
hoạt động kinh doanh; Phần mềm ERP; Hệ thống
trang thiết bị kết nối với nhau tạo thành một hệ
thống mạng và truyền thông nội bộ; Dữ liệu tất cả
bộ phận của doanh nghiệp được lưu trữ chung và
con người tham gia vào các quy trình của hệ thống.
Trong hệ thống ERP, hệ thống thông tin kế toán
không phải là điểm bắt đầu mà là kết quả của quá
trình xử lý thông tin. Mỗi một thao tác nghiệp vụ
trong quy trình sản xuất kinh doanh đều được ghi
nhận bằng một bút toán trên ERP và cùng với việc
quy trình nghiệp vụ được chia thành nhiều công
đoạn khác nhau, các nghiệp vụ kế toán cũng được
chia thành nhiều cặp bút toán khác nhau (Nguyễn
Hoàng Dũng, 2017). Vì vậy, các chuyên gia cho
rằng, việc áp dụng mô hình ERP rất phù hợp đối
với các doanh nghiệp hiện nay để có thể ứng dụng
trong quá trình phân tích, thiết kế và tổ chức một
hệ thống thông tin kế toán hiệu quả.
Qua việc tổng hợp và hệ thống hóa các nghiên
cứu trong và ngoài nước, bài viết đã giới thiệu 05
cách tiếp cận nghiên cứu về về tổ chức dữ liệu trong
hệ thống thông tin kế toán hiện nay. Bên cạnh việc
nhận diện ý nghĩa lý luận và thực tiễn của từng
cách tiếp cận về hệ thống thông tin kế toán, bài
viết cũng đã chỉ ra những hạn chế trong việc tiếp
cận hệ thống thông tin kế toán dựa trên các mô
hình khác nhau. Từ đó, trình bày một cách tiếp cận
mới mang tính xu hướng hiện nay, đó chính là mô
hình ERP. Cách tiếp cận mới, mô tả một cách khái
quát và trực quan về mối liên hệ và tính thống nhất
giữa các yếu tố cấu thành của hệ thống thông tin kế
toán, giúp hiểu rõ hơn bản chất hệ thống thông tin
kế toán và nhờ đó có thể ứng dụng trong quá trình
phân tích, thiết kế và tổ chức một hệ thống thông
tin kế toán hiệu quả.
Tài liệu tham khảo:
1. Đoàn Xuân Tiên (2006), Giáo trình tổ chức công tác kế toán, NXB Thống
kê, Hà Nội;
2. Huỳnh Thị Hồng Hạnh và Nguyễn Mạnh Toàn (2013), Tiếp cận tổng thể
và đa chiều về hệ thống thông tin kế toán, Tạp chí Kinh tế và Phát triển,
số 192, tháng 6/2013;
3. Nguyễn Hoàng Dũng (2017), Hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế
toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Bắc miền Trung,
luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính;
4. Romney M.B, Steinbart P.J (2012), Accounting Information System, 12th
edition, Prentice Hall;
5. Gelinas U.R, Sutton S.G (2002), Accounting Information System,
South-Western.