TCTC (2018) ky 2 thang 3 (e-paper) - page 66

TÀI CHÍNH -
Tháng 03/2018
67
Tuy nhiên, để duy trì và thực hiện tốt kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công
trung hạn và kế hoạch tài chính 3 năm và những
giai đoạn tiếp theo một cách bền vững thì công tác
quản lý tài chính - ngân sách cần phải đi trước và có
những kế hoạch, giải pháp cụ thể, trong đó, sử dụng
công cụ kế toán, kiểm toán là phương án tiết kiệm
và hiệu quả nhất.
Có thể dự báo những yếu tố tác động đến kế
toán, kiểm toán ngân sách quận, huyện trên địa bàn
TP. Hà Nội trong giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn
đến năm 2030 gồm:
Thứ nhất,
tác động của việc đẩy mạnh phân cấp
quản lý NSNN cho chính quyền địa phương các cấp
và cải cách bộ máy hành chính nhà nước.
Ngày 24/11/2017, tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa
XIV đã thông qua Nghị quyết số 56/2017/QH14 về
viêc tiêp tục cải cách tô chức bô máy hành chính nhà
nước tinh gọn, hoạt đông hiêu lực, hiêu quả. Với việc
cải cách này, số lượng cơ quan thực hiện kế toán và
số đầu mối phải kiểm toán sẽ giảm đi và tinh gọn.
Thứ hai,
thực hiện Luật NSNN 2015, phương
thức quản lý NSNN được chuyển từ quản lý theo
đầu vào sang quản lý theo kết quả thực hiện nhiệm
vụ và lập NS theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn sẽ
có tác động lớn tới việc sử dụng công cụ kế toán
NSNN và Kiểm toán Nhà nước (KTNN) về NSNN.
Thứ ba,
việc đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí
quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước;
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính
đối với đơn vị sự nghiệp công lập sẽ ảnh hưởng
đến cách thức tổ chức và sử dụng kế toán, kiểm
toán trong quản lý NSNN.
Thứ tư,
hệ thống TABMIS được triển khai trên
Bối cảnh tác động đến công tác kế toán,
kiểm toán ngân sách quận, huyện
Hà Nội là thủ đô của cả nước, ngoài thực hiện
các bộ luật liên quan đến ngân sách, đầu tư công,
xây dựng... Hà Nội còn được điều chỉnh bởi Luật
Thủ đô. Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số
15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội về điều
chỉnh địa giới hành chính TP. Hà Nội đã đạt được
nhiều thành tích toàn diện trên tất cả các lĩnh vực:
Kinh tế - xã hội ổn định, an ninh, chính trị được
giữ vững, khoảng cách giữa các quận và huyện sau
hợp nhất dần được rút ngắn, thu ngân sách nhà
nước (NSNN) ngày càng tăng. Thành phố đã thực
hiện tốt công tác quản lý tốt và điều hành chặt chẽ,
linh hoạt nguồn NSNN góp phần không nhỏ đến
những thành công trên.
SỬDỤNG CÔNG CỤKẾ TOÁN, KIỂMTOÁNTRONGQUẢN LÝ
TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCHQUẬN, HUYỆNTP. HÀNỘI
ThS. Phan Thị Hồng Minh
*
Sử dụng công cụ kế toán, kiểm toán trong quản lý tài chính ngân sách cấp quận, huyện là yêu cầu quan
trọng đối với cấp chính quyền. Trong phạm vi bài viết, tác giả phân tích thực trạng và đưa ra một số giải
pháp về sử dụng công cụ kế toán, kiểm toán nhằm quản lý hiệu quả tài chính ngân sách quận, huyện trên
địa bàn TP. Hà Nội.
Từ khóa: Giải pháp, công cụ kế toán, kiểm toán, quản lý tài chính ngân sách
The use of accounting and auditing tools
in district level financial management is an
important requirement for the city governance.
Within its research scope, the article analyzes
the practical situation and provides solutions
to using accounting and auditing tools to
effectively manage the district budgets in the
city of Hanoi.
Key words: Solutions, accounting tools, auditing, financial
management budget
Ngày nhận bài: 27/2/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 16/3/2018
Ngày duyệt đăng: 20/3/2018
*Email:
1...,56,57,58,59,60,61,62,63,64,65 67,68,69,70,71,72,73,74,75,76,...121
Powered by FlippingBook