TCTC (2018) ky 2 thang 3 (e-paper) - page 74

TÀI CHÍNH -
Tháng 03/2018
75
Nhìn chung, quy trình định giá giá trị DN tương
tự như quy trình thẩm định giá các tài sản khác,
nhưng nội dung cụ thể của các bước cần được điều
chỉnh phù hợp với việc thẩm định giá DN. Quy
trình thẩm định giá DN gồm có 6 bước:
Bước 1:
Xác định vấn đề. Trong bước này cần chú
ý các vấn đề sau: Thiết lập mục đích thẩm định giá;
Nhận dạng sơ bộ doanh nghiệp cần thẩm định giá:
pháp lý, loại hình, quy mô, địa điểm, các cơ sở, chi
nhánh, tài sản, sản phẩm, thương hiệu, thị trường;
Xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá; Xác định
tài liệu cần thiết cho việc thẩm định giá.
Bước 2:
Lập kế hoạch thẩm định giá. Việc lập
kế hoạch thẩm định giá nhằm xác định rõ những
bước công việc phải làm và thời gian thực hiện
từng bước công việc cũng như toàn bộ thời gian
cho việc thẩm định giá. Nội dung kế hoạch phải
thể hiện những công việc cơ bản sau: Xác định
các yếu tố cung cầu thích hợp với chức năng,
các đặc tính và các quyền gắn liền với DN được
mua bán và đặc điểm thị trường; Xác định các tài
liệu cần thu thập về thị trường, về DN, tài liệu so
sánh; Xác định và phát triển các nguồn tài liệu,
đảm bảo nguồn tài liệu đáng tin cậy và phải được
kiểm chứng; Xây dựng tiến độ nghiên cứu, xác
định trình tự thu thập và phân tích dữ liệu, thời
hạn cho phép của trình tự phải thực hiện; Lập đề
cương báo cáo kết quả thẩm định giá.
Bước 3:
Tìm hiểu DN và thu thập tài liệu. Trong
bước này cần lưu ý: Khảo sát thực tế tại DN: Kiểm
kê tài sản, khảo sát tình hình sản xuất kinh doanh
thực tế của DN; Thu thập thông tin trước hết là các
thông tin, tư liệu từ nội bộ DN: Tư liệu về tình hình
sản xuất kinh doanh, các báo cáo tài chính - kế toán
- kiểm toán, hệ thống đơn vị sản xuất và đại lý, đặc
điểm của đội ngũ quản lý điều hành, nhân viên,
công nhân… Ngoài ra, còn chú ý thu thập thông tin
bên ngoài DN đặc biệt là thị trường sản phẩm của
DN, môi trường kinh doanh, ngành kinh doanh, các
đối thủ cạnh tranh, chủ trương của Nhà nước…
Bước 4:
Đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của
DN. Cần đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của
DN trên các mặt: Sản xuất kinh doanh, thiết bị công
nghệ, tay nghề người lao động, bộ máy quản lý và
năng lực quản lý, vốn nợ, các chỉ tiêu tài chính, thị
trường, môi trường kinh doanh.
Bước 5:
Xác định phương pháp thẩm định giá,
phân tích số liệu, tư liệu và ước tính giá trị DN. Thẩm
định viên về giá DN dựa vào ý kiến, kết quả công
việc của thẩm định viên khác hay các nhà chuyên
môn khác là cần thiết khi thẩm định giá DN. Một
ví dụ thường thấy là dựa vào kết quả thẩm định
giá bất động sản để thẩm định giá các tài sản bất
động sản thuộc sở hữu của DN. Khi dựa vào ý kiến,
kết quả của thẩm định viên khác hoặc các chuyên
gia khác, thẩm định viên về giá DN cần tiến hành
các bước thẩm tra để bảo đảm rằng những dịch vụ
đó được thực hiện một cách chuyên nghiệp, các kết
luận hợp lý và đáng tin cậy.
Bước 6:
Phần chuẩn bị báo cáo và lập báo cáo
thẩm định giá. Phần chuẩn bị báo cáo và lập báo
cáo thẩm định giá DN tương tự như các tài sản khác.
Báo cáo kết quả thẩm định giá DN phải nêu rõ: Mục
đích thẩm định giá; Đối tượng thẩm định giá; Cơ sở
giá trị của thẩm định giá; Phương pháp thẩm định
giá; Những giả thiết và những điều kiện hạn chế
khi thẩm định giá; Kết quả thẩm định giá; Phạm vi
và thời hạn thẩm định giá; Chữ ký và xác nhận của
thẩm định viên.
Các phương pháp định giá DN, gồm: Phương
pháp tài sản thuần, phương pháp định giá chứng
khoán, phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận
thuần, phương pháp hiện tại hóa dòng tiền thuần,
phương pháp Goodwill, phương pháp dựa vào
hệ số PER. Trong quá trình vận dụng, mỗi một
phương pháp định giá có những thuận lợi cũng
như hạn chế nhất định.
Nhân tố ảnh hưởng tới
giá trị doanh nghiệp nhỏ và vừa
Môi trường kinh doanh là tổng hợp các yếu tố,
các điều kiện có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp
đến hoạt động kinh doanh của các DN. Môi trường
kinh doanh được cấu thành từ những yếu tố khác
nhau, thông thường được phân chia như sau: Môi
trường bên ngoài (bao gồm môi trường vĩ mô và
môi trường ngành); Môi trường bên trong (bao gồm
toàn bộ các quan hệ kinh tế, tổ chức, kỹ thuật nhằm
bảo đảm cho DN kết hợp các yếu tố sản xuất để tạo
ra sản phẩm đạt hiệu quả cao).
Môi trường bên ngoài doanh nghiệp
Môi trường vĩ mô: Các yếu tố môi trường vĩ mô
gồm: Các yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị và luật
pháp, yếu tố xã hội, yếu tố tự nhiên, yếu tố công
nghệ. Nghiên cứu về môi trường vĩ mô nhằm đánh
giá quy mô và tiềm năng thị trường của DN và sự
tác động của các tác lực môi trường như chính trị,
kinh tế, xã hội… đối với DN.
Nếu dự đoán được xu hướng phát triển của nền
kinh tế, có thể dự báo được xu thế phát triển chung
của DN. Thẩm định viên cần đánh giá môi trường
kinh tế của DN dựa vào các yếu tố sau: Tăng trưởng
kinh tế; lãi suất; tỷ giá hối đoái; lạm phát.
1...,64,65,66,67,68,69,70,71,72,73 75,76,77,78,79,80,81,82,83,84,...121
Powered by FlippingBook