70
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
Các quan hệ này cần được hoàn thiện để phục vụ tốt
hơn công tác kiểm toán ngân sách quận, huyện và
nâng cao chất lượng quản lý ngân sách quận huyện
theo hướng: (i) KTNN khu vực cung cấp kết quả
kiểm toán ngân sách quận, huyện để HĐND xem
xét, thẩm tra dự toán, quyết toán ngân sách quận,
huyện. Mặt khác, HĐND có thể đề nghị KTNN thực
hiện những nội dung, chương trình kiểm toán phục
vụ cho giám sát về kinh tế, tài chính của HĐND cấp
mình; (ii) Tăng cường mối quan hệ giữa KTNN khu
vực với UBND quận, huyện trong kiểm toán ngân
sách quận, huyện.
Hoàn thiện tổ chức bộ máy liên quan
đến kiểm toán ngân sách quận, huyện
Thứ nhất
, hoàn thiện tổ chức bộ máy KTNN khu
vực: KTNN khu vực I thực hiện kiểm toán NSĐP
của Hà Nội, trong đó có ngân sách quận huyện.
Để phát huy ngày càng đầy đủ vai trò của KTNN
đối với quản lý kinh tế - tài chính của địa phương
thì trước tiên phải tăng cường năng lực kiểm toán
của KTNN khu vực với các giải pháp cụ thể sau: (i)
KTNN rà soát, đánh giá, tổ chức phân công phạm
vi quản lý của các tổ chức KTNN khu vực sao cho
phù hợp, đảm bảo hài hòa về khối lượng công tác
giữa các tổ chức này; đồng thời, đảm bảo bộ máy
tinh gọn, ổn định và hoạt động có hiệu quả, đáp
ứng yêu cầu cải cách hành chính; (ii) Hoàn thiện
cơ cấu tổ chức, nhân sự của KTNN khu vực theo
hướng chuyên môn hóa kiểm toán NSĐP theo từng
phòng kiểm toán; tăng cường và phát huy vai trò
của Phòng Tổng hợp của các KTNN khu vực, đặc
biệt là nâng cao năng lực tham mưu giúp Kiểm
toán trưởng quản lý, kiểm tra, kiểm soát chất lượng
kiểm toán trực tiếp đối với 100% các cuộc kiểm toán
NSĐP; tăng cường năng lực tổng hợp kế hoạch và
báo cáo kiểm toán khi thực hiện mô hình tổ chức
nhiều đoàn kiểm toán để kiểm toán NSĐP.
Thứ hai
, hoàn thiện tổ chức đoàn kiểm toán ngân
sách quận, huyện: Đa dạng hóa hình thức tổ chức đoàn
kiểm toán ngân sách quận huyện; Hoàn thiện việc bố trí
nhân sự đoàn, tổ kiểm toán ngân sách quận, huyện.
Tài liệu tham khảo:
1. Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Hội thảo khoa học tháng 8/2013;
2. Quốc hội, 2015- Luật NSNN số 83/2015/QH 13 ngày 25/6/2015;
3. Giáo trình kiểm toán - Học viện Tài chính, NXB Tài chính 2010;
4. Phạm Thị Tương (2015): Kiểm toán nhà nước đối với quản lý ngân sách:
Những vấn đề đặt ra - Tạp chí Tài chính;
5. PGS., TS. Mai Thị Hoàng Minh: Vai trò của hoạt động kiểm toán với
quản lý ngân sách nhà nước
.
aspx?ItemID=1711&1=Nghiencuutraodoi).
kiểm soát thường xuyên và đột xuất theo Quyết
định của Tổng KTNN.
Bộ máy kiểm soát chất lượng kiểm toán cần được
tăng cường các kiểm toán viên có chuyên môn sâu về
tài chính, ngân sách, đặc biệt là ngân sách quận huyện,
tăng cường những kiểm toán viên có kinh nghiệm thực
tiễn, có khả năng khái quát tổng hợp, bảo đảm cơ cấu
hợp lý các cán bộ có chuyên môn về lĩnh vực kiểm toán.
Bên cạnh đó, cần thực hiện phân cấp mạnh về
kiểm soát chất lượng cho KTNN khu vực, quy định
rõ trách nhiệm kiểm soát của Kiểm toán trưởng; nâng
cao trách nhiệm kiểm soát của Trưởng đoàn kiểm
toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán và kiểm toán viên đối
với sai sót về kết quả kiểm toán, sai sót đối với việc vi
phạm quy định trong hoạt động kiểm toán.
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp, quy mô,
đa dạng hóa hình thức và phương pháp kiểm soát;
tăng cường kiểm soát trực tiếp, bảo đảm kiểm soát
đầy đủ hoạt động kiểm toán; giám sát 100% các đoàn
kiểm toán thông qua việc ghi chép nhật ký điện tử;
tăng cường kiểm soát đột xuất đối với các đoàn, các
tổ kiểm toán có dấu hiện vi phạm và kết quả thấp.
Ngoài ra, cần xây dựng cơ chế giám sát từ phía
đơn vị được kiểm toán: Phối hợp với huyện ủy,
HĐND, UBND trong việc giám sát, quản lý hoạt
động kiểm toán; công khai, minh bạch hoạt động
kiểm soát chất lượng để địa phương biết và tham
gia phối hợp trong việc giám sát các đoàn kiểm
toán; xây dựng đường dây “nóng” để đơn vị được
kiểm toán có thể thông tin phản ánh kịp thời các
hành vi nhũng nhiễu, vi phạm quy chế kiểm toán
của các kiểm toán viên; Hoàn thiện các quy định về
kiểm tra, kiểm soát chất lượng kiểm toán. Việc hoàn
thiện theo hướng: Ban hành Quy chế KSNB của
Đoàn kiểm toán; phân cấp mạnh về quyền và trách
nhiệm quản lý hoạt động kiểm toán ngân sách quận
huyện cho Kiểm toán trưởng của KTNN khu vực...
Thứ ba,
tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa
KTNN với chính quyền quận, huyện: Mối quan hệ
giữa KTNN và chính quyền quận, huyện là quan hệ
giữa chủ thể kiểm toán và đơn vị được kiểm toán
trong hoạt động kiểm toán ngân sách quận, huyện.
TP. Hà Nội và các quận, huyện trực thuộc cần xây
dựngchiến lượcnguồnnhân lựcgắnvới phát triển
kinh tế - xã hội, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc
tế; quan tâmphát triểnnguồnnhân lực chất lượng
cao; Xác định xây dựng nguồn nhân lực là trách
nhiệmcủacácnhàhoạchđịnhvà tổchức thựchiện
chínhsáchlàtráchnhiệmcủacảhệthốngchínhtrị.