17
Đóng góp cho nền kinh tế
Nhằm mục tiêu thúc đẩy doanh nghiệp nhà
nước (DNNN) hoạt động hiệu quả, đóng góp
nhiều hơn cho nền kinh tế, chủ trương đổi mới
DNNN của Đảng được đề ra từ Hội nghị Trung
ương 3, khóa VI và liên tục được nhấn mạnh tại
các kỳ đại hội. Hội nghị Trung ương 3, khóa IX
đã ra Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 24/9/2001 về
tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao
hiệu quả DNNN; Hội nghị Trung ương 9, khóa IX
chủ trương tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, nâng cao
rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của DNNN với
mục tiêu “Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa (CPH)
và mở rộng diện các DNNN cần CPH kể cả những
DN lớn và một số tổng công ty kinh doanh có hiệu
quả…”. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XII của Đảng ngày 28/1/2016 tiếp tục khẳng
định chủ trương tái cơ cấu DNNN trong giai đoạn
2016-2020.
Thực hiện các chủ trương của Đảng, Chính phủ
cũng đã ban hành nhiều văn bản quan trọng nhằm
đổi mới DNNN nói chung và nâng cao hiệu quả
hoạt động của khối DN này nói riêng. Theo đó,
ngày 21/4/1998, Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20/
CT-TTg về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới DNNN;
Nghị định 64/2002/NĐ-CP về việc chuyển DNNN
thành công ty cổ phần, thay thế Nghị định 44/1998/
NĐ-CP; Quyết định số 50/2002/QĐ-CP về ban hành
tiêu chí, danh mục phân loại DNNN... Đặc biệt,
ngày 17/07/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 929/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu DNNN, trọng
tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai
đoạn 2011 – 2015”. Về phía Bộ Tài chính, cũng đã
ban hành các cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng
vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất - kinh doanh
tại DN, tổ chức và hoạt động của DN, quản lý vốn
và tài sản nhà nước đầu tư tại DN… đã góp phần
hoàn thiện thể chế quản lý của Nhà nước cũng như
hoạt động của các DNNN trong quá trình tái cơ cấu,
trong đó phải kể đến các văn bản như: Nghị định số
87/2015/NĐ-CP ngày 6/10/2015 quy định về giám sát
đầu tư vốn nhà nước vào DN, Nghị định số 91/2015/
NĐ-CP ngày 13/10/2015 về quản lý, sử dụng vốn,
tài sản tại DNNN và DN có vốn nhà nước, Nghị
định số 106/2015/NĐ-CP ngày 23/10/2015 quy định
về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước…
Có thể nói, việc nỗ lực hoàn thiện cơ sở pháp lý
đã giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN
trong thời gian qua. Theo đó, hoạt động theo Luật
DN đã xác định rõ hơn địa vị pháp lý, mở rộng
quyền tự chủ, tăng quyền hạn và trách nhiệm của
bộ máy quản lý, điều hành. Quyền tự chủ của
DNNN đã thay đổi đáng kể so với trước. Chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy quản
lý, điều hành đã mở rộng, bao gồm toàn bộ quyền
điều hành kinh doanh và hầu hết quyền quản lý
kinh doanh, định hướng chiến lược, kế hoạch dài
hạn, trung hạn, hàng năm... và một phần quyền
của sở hữu Nhà nước. Việc chuyển DNNN sang
hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con
và hình thành tập đoàn kinh tế đã tạo ra bước phát
NÂNGCAOHIỆUQUẢKINHDOANH
CỦADOANHNGHIỆPNHÀNƯỚCTHỜI KỲHỘI NHẬP
TS. NGUYỄN DUY MẬU
- Đại học Đà Lạt
Doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển
kinh tế. Hiện nay, nước ta đã tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
(TPP) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), đế DNNN tận dụng tốt các cơ hội phát triển, tiếp
tục khẳng định vị thế, cần có những nghiên cứu, đánh giá hiệu quả hoạt động, đưa ra giải
pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh
phát triển mới.
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP