28
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
tái cơ cấu, xử lý các ngân hàng yếu kém, theo đó,
cơ chế trên mở ra khả năng nhiều thành viên có thể
được giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong thời gian tới.
Với thị trường tài chính, khả năng một nguồn vốn
từ dự trữ bắt buộc sẽ được “thả” ra. Tuy nhiên, tác
động của nó (trực tiếp nhất là với lãi suất) còn tùy
thuộc vào mức độ quyết định giảm của Ngân hàng
nhà nước. Nếu có quyết định giảm theo chính sách
mới này, độ rộng ảnh hưởng là đáng kể, đặc biệt là
khơi thông nguồn vốn cho các doanh nghiệp, đồng
thời tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng phát triển
các nghiệp vụ kinh doanh của mình.
Trên thực tế, đã có khá nhiều những nghiên cứu
thực nghiệm ở nhiều quốc gia xem xét tác động của
những áp chế này lên sự phát triển của thị trường tài
chính như Gurley và Shaw (1960), Goldsmith (1969),
McKinnon (1973) và Shaw (1973). Một điều dễ nhận
thấy rằng, mặc dù các biện pháp này mang lại lợi ích
cho chính phủ nhưng chúng cũng để lại những hệ
lụy cho sự phát triển của thị trường tài chính và làm
cho sự phân bổ các nguồn lực trở nên kém hiệu quả.
Bên cạnh đó, thực trạng ở Việt Nam cũng cho thấy
việc áp dụng một cách cứng nhắc các biện pháp áp
chế tài chính sẽ kiềm hãm sự phát triển tự do của thị
trường tài chính này. Do đó, việc sử dụng linh hoạt,
thay đổi hay nới lỏng của những công cụ này trong
điều kiện mới của thị trường là cần thiết nhằm tạo
điều kiện cho hệ thống tài chính phát huy hết vai trò
và hiệu quả của nó. Vì vậy, có thể nói rằng, để nền
kinh tế phát triển thì chính phủ nên nới lỏng các quy
định áp đặt về tài chính. Các biện pháp này chỉ nên
được sử dụng như là cách thức để bảo vệ nền kinh
tế thoát khỏi tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu
hóa mà thôi.
Tài liệu tham khảo:
1. Ủy ban Kinh tế Quốc hội (2014): Báo cáo kinh tế vĩ mô 2014;
2. GS.,TS.TrầnThọĐạtvàcộngsự:Chínhsáchtiềntệgiaiđoạn2011-2015vànhững
tác động tới nền kinh tế;
3.
nước áp dụng đối với hệ thống các tổ chức tín dụng,
chủ yếu là các ngân hàng thương mại. Thông thường,
chính phủ sử dụng biện pháp này nhằm đảm bảo an
toàn khi xảy ra khủng hoảng tài chính vì nếu khủng
hoảng tài chính xảy ra thường kéo theo việc rút tiền
ồ ạt và để giảm chi phí các khoản nợ cho Chính phủ.
Tại Việt Nam, dự trữ bắt buộc được sử dụng như
là công cụ để đảm bảo tính thanh khoản ở các ngân
hàng thương mại và kiềm chế lạm phát. Dự trữ bắt
buộc được Ngân hàng Nhà nước sử dụng rất linh hoạt
trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2010 để
ngăn ngừa sự tăng trưởng tín dụng quá nóng và kiềm
chế lạm phát. Trong đó, giai đoạn 2007 – 2008, tỷ lệ dự
trữ bắt buộc được điều chỉnh khá mạnh tay (từ 5% lên
10% và 11% đầu năm 2008). Hiện nay, hệ thống các tổ
chức tín dụng đang thực hiện các mức tỷ lệ dự trữ bắt
buộc cụ thể: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng
VND áp dụng theo Quyết định 379/QĐ-NHNN ngày
24/2/2009 (áp dụng từ kỳ dự trữ tháng 3/2009), tỷ lệ dự
trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng USD áp dụng theo
Quyết định 1925/QĐ-NHNN ngày 26/8/2011 (áp dụng
từ kỳ dự trữ tháng 9/2011).
Như vậy, nhiều năm qua các tỷ lệ được quy định
chưa có thay đổi, ngoại trừ một số trường hợp được
giảm nếu có tỷ trọng cho vay lĩnh vực nông nghiệp
nông thôn từ 40% trở lên. Từ năm 2012 đến nay,
nhiều ngân hàng thương mại đã tham gia quá trình
Lãi su t tái c p v n
Lãi su t tái chi t kh u
Lãi su t liên ngân hàng
Lãi su t OMO
%
1/2012
11/2011
9/2011
7/2011
5/2011
3/2011
11/2012
9/2012
7/2012
5/2012
3/2012
1/2013
11/2013
9/2013
7/2013
5/2013
3/2013
1/2014
11/2014
9/2014
7/2014
5/2014
3/2014
1/2015
11/2015
9/2015
7/2015
5/2015
3/2015
1/2011
HÌNH 1: DIỄN BIẾN LÃI SUẤT ĐIỀU HÀNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
LOẠI TCTD
TIỀN GỬI VND
TIỀN GỬI NGOẠI TỆ
Không kỳ hạn và
dưới 12 tháng
Từ 12 tháng
trở lên
Không kỳ hạn và
dưới 12 tháng
Từ 12 tháng
trở lên
Các NHTM Nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Agribank),
NHTM cổ phần đô thị, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân
hàng liên doanh, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính
3%
1%
8%
6%
Ngân hàng Agribank
1%
1%
7%
5%
NHTM cổ phần nông thôn, ngân hàng hợp tác,
Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương
1%
1%
7%
5%
TCTD có số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc dưới 500 triệu
đồng, Qũy tín dụng nhân dân cơ sở, Ngân hàng Chính sách xã hội
0%
0%
0%
0%
Nguồn: Tổng hợp của tác giả