20
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
rất lớn từ DN nước ngoài. Trong đó, DNNVV được
coi là đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi tham
gia sân chơi này. Phần lớn các DN này thiếu vốn
trong khi việc huy động vốn từ thị trường lại kém
hiệu quả do không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn vay
vốn từ ngân hàng, chủ yếu chỉ tiếp cận được với
vốn vay ngắn hạn. Không chỉ vậy, các DN này lại
thiếu nguồn lao động có trình độ, thiếu chuyên gia,
thợ bậc cao và người lao động có kỹ thuật, nhất là
ở khu vực nông thôn. Ngoài ra, trình độ hiểu biết
cũng như kinh nghiệm tiếp cận thị trường thế giới,
với luật lệ và văn hóa kinh doanh quốc tế của DN
cũng rất hạn chế.
Thách thức về thực thi cũng rất lớn, từ hoàn
thiện hệ thống pháp luật đến đào tạo nguồn nhân
lực, nâng cao năng lực cán bộ, công chức, chuyên
gia kỹ thuật và pháp lý… Sức ép cạnh tranh sẽ diễn
ra quyết liệt không chỉ ở thị trường các nước tham
gia hiệp định mà ngay tại thị trường trong nước trên
cả ba cấp độ: Sản phẩm, DN và quốc gia – đặc biệt
là cạnh tranh về chất lượng thể chế và môi trường
kinh doanh. Trước sức ép cạnh tranh, một số DN
nói chung và DNNVV nói riêng nếu không vươn
lên được có thể phải giải thể hoặc phá sản, một bộ
phận người lao động sẽ mất việc làm; khu vực nông
nghiệp và nông dân dễ bị tổn thương…
Cần nhận thức sâu sắc rằng, cơ hội tự nó không
thể chuyển thành sức mạnh kinh tế, lợi ích và khả
năng cạnh tranh trên thị trường mà phải bắt nguồn
từ nỗ lực và hiệu quả hoạt động của các DN nói
chung và DNNVV nói riêng. Khó khăn thách thức
sẽ là sức ép không nhỏ nhưng mức độ ảnh hưởng
đến đâu phụ thuộc vào năng lực ứng phó của các
DN. Phần lớn các DN này lại yếu về vốn, công nghệ,
năng lực quản lý, kinh nghiệm tiếp cận thị trường.
Nhiều thách thức đặt ra
Ngày 4/2/2016, Hiệp định TPP đã được ký kết giữa
12 nước, gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật
Bản, Malaysia, Mexico, NewZealand, Peru, Singapore,
Hoa Kỳ và Việt Nam, có quy mô kinh tế chiếm 40%
GDP và 30% thương mại toàn cầu. Đây là một Hiệp
định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới – được kỳ
vọng trở thành hình mẫu cho phát triển thương mại
khu vực và thế giới với yêu cầu cao hơn trong bối cảnh
lực lượng sản xuất phát triển rất nhanh và hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng.
Theo các chuyên gia, TPP cùng các hiệp định
thương mại tự do khác mà Việt Nam đã và đang đàm
phán, ký kết trong tương lai sẽ mang lại nhiều cơ hội
thuận lợi nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách
thức cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam, nhất là
các DN nhỏ và vừa (DNNVV). Các cơ hội mà TPP và
các hiệp định FTA mới đem lại sẽ tạo thêm xung lực
mới cho phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là trong thu
hút đầu tư và thúc đẩy xuất khẩu với các nền kinh tế
lớn nhất thế giới. Đây là những khu vực có công nghệ
nguồn, thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư lớn
nhất của Việt Nam liên tục trong nhiều năm qua. Nếu
tính đến tác động cộng hưởng của các Hiệp định này
với các FTA đã ký hoặc đang đàm phán, cơ hội còn
lớn hơn nhiều vì nước ta sẽ có quan hệ thương mại tự
do với 55 quốc gia, trong đó có 15 nước thuộc nhóm
G20. Những cam kết trong các Hiệp định sẽ là những
khung khổ, chuẩn mực để góp phần hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường hiện đại và thúc đẩy tiến trình
tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng…
Tuy nhiên, các Hiệp định này cũng đặt ra không
ít những khó khăn thách thức. Thách thức lớn nhất
là DN trong nước sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh
ĐỂ DOANHNGHIỆPNHỎVÀVỪAHỘI NHẬPHIỆUQUẢ
ThS. NGUYỄN THỊ CÚC
- Công ty VTC Media - Tổng công ty VTC
Từ nay đến năm 2018, nhiều cam kết quốc tế, trong đó có Hiệp định Đối tác Xuyên Thái
Bình Dương - TPP sẽ có hiệu lực. Mốc thời gian không còn xa, với 96% trên tổng số doanh
nghiệp đang hoạt động là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, Việt Nam đang đứng trước thách
thức rất lớn về khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập.