Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 4-2016 - page 21

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2016
19
DNNN với trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng
công ty nhà nước”. Do vậy, nhằm nâng cao hiệu
quả kinh doanh của các DNNN trong thời kỳ hội
nhập, trong thời gian tới cần chú trọng một số giải
pháp sau:
Một là,
quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục
tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục đổi mới, nâng
cao hiệu quả hoạt động DNNN trong các Nghị
quyết của Đảng, các chính sách của Nhà nước.
Hai là,
đẩy mạnh tái cơ cấu các DNNN. Phân
định rõ những ngành, những lĩnh vực Nhà nước
cần nắm 100% vốn, những ngành Nhà nước nắm
giữ cổ phần chi phối. Nhà nước chỉ cần nắm, chi
phối các tập đoàn, tổng công ty ở những lĩnh vực
then chốt của nền kinh tế, với vai trò can thiệp và
“điều hướng” theo quỹ đạo của Nhà Nước.
Ba là,
cần phải thiết lập sở hữu hỗn hợp và một
cơ chế chế tài, giám sát hiệu quả hoạt động của
DNNN. Bản thân DNNN là một thực thể đa mục
đích, do đó, việc giám sát DNNN phải theo hướng
đa mục đích, không thể đơn thuần chỉ chú ý đến
mục đích tài chính thuần túy. Khi xác định được
mục tiêu giám sát, sẽ xác định được các yếu tố còn
lại như hình thức, phương pháp và cơ chế giám sát.
Bốn là,
hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính và
quản trị đối với DNNN. Nâng cao trách nhiệm giải
trình, minh bạch, công khai về tài chính; Thực hiện
nghiêm túc định kỳ chế độ kiểm toán đối với các
tập đoàn, tổng công ty Nhà nước; Hoàn thiện cơ chế
quản lý DNNN trên cơ sở thực hiện quyền và trách
nhiệm chủ sở hữu nhà nước đối với vốn, tài sản nhà
nước tại DN, bảo đảm công khai, minh bạch về tài
chính; Thực hiện nghiêm túc việc kiểm toán bắt buộc
đối với các tập đoàn, tổng công ty, công ty nhà nước.
Năm là,
nâng cao sức cạnh tranh của các DNNN,
xóa bỏ một số lĩnh vực độc quyền, ưu tiên; các
DNNN phải được đối xử bình đẳng như các DN
khác trong nền kinh tế; Tách biệt vai trò Nhà Nước
với tư cách chủ sở hữu và với tư cách quản lý.
Sáu là,
đổi mới quản trị công ty, đào tạo nguồn
nhân lực; thực hiện chế độ thi tuyển rộng rãi đối
với giám đốc DN; Thực hiện chế độ tự chủ, phân
cấp về nhân sự, chính sách tiền lương, tạo động lực
cho quản lý và người lao động…
Tài liệu tham khảo:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Khóa XI về các văn kiện Đại hội XII của Đảng, Hà Nội;
2. Chính phủ (2012), Quyết định số 929/QD-TTG ngày 17/07/2012 phê
duyệt đề án tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2011-2015;
3. Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN, Báo cáo tình hình tái cơ cấu DNNN
của các năm 2011-2013 và nhiệm vụ giải pháp đến năm 2016.
ngoài ngành lỗ nặng làm cho hiệu quả đầu tư toàn
nền kinh tế hiệu quả thấp. Việc chuyển sang mô
hình tổng công ty mẹ-con và tập đoàn kinh tế còn
nhiều bất cập về quản trị công ty dẫn đến những
rủi ro, tác động xấu đến nền kinh tế.
Bên cạnh đó, các DNNN hiện nay vẫn còn chưa
chủ động trong việc huy động vốn và quản lý tài
sản, chỉ có rất ít các DN có chiến lược huy động
vốn một cách cụ thể, luôn rơi vào thế bị động. Hơn
nữa, khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các
DN này cũng bị hạn chế, hầu hết các DNNN lại
chưa đủ uy tín để huy động vốn bằng phát hành
trái phiếu... Tất cả những điều trên khiến DNNN
luôn rơi vào thế bị động, không phát huy được
quyền tự chủ về tài chính trong kinh doanh.
Đề xuất một số giải pháp
Mặc dù được hưởng nhiều ưu đãi về cơ chế,
chính sách và được hưởng sự độc quyền trên một
số lĩnh vực nhưng đóng góp của khu vực DNNN
cho nền kinh tế vẫn chưa được như kỳ vọng. Trong
khi đó, sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế
thế giới, những yêu cầu cấp thiết của chuyển đổi
mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, nâng
cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng,
DNNN đứng trước những thách thức đòi hỏi phải
có những bước đi thích hợp nâng cao hiệu quả hoạt
động. Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập sâu với
nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt với việc tham gia
các Hiệp định thương mại, đang tạo nên áp lực
cạnh tranh gay gắt và đòi hỏi ngày càng lớn đối
với khu vực DNNN. Chẳng hạn, sau khi đàm phán
với các nước, đặc biệt là với Hoa Kỳ, Việt Nam đã
thông qua một số quy định của Hiệp định TPP về
DNNN. Trong đó bao gồm các nội dung chủ yếu
như: các DNNN phải hoạt động theo cơ chế thị
trường; DNNN không được nắm vị trí độc quyền,
gây ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư; DNNN
phải minh bạch hóa một số thông tin như tỷ lệ sở
hữu của Nhà nước, báo cáo tài chính…; Nhà nước
không được trợ cấp quá mức cho các DNNN, gây
ảnh hưởng lớn đến lợi ích của nước khác. Thực tế
này đặt ra đòi hỏi cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách
DNNN theo yêu cầu loại bỏ độc quyền và những
ưu đãi dành riêng cho DNNN, áp đặt kỷ luật thị
trường đối với DNNN để đảm bảo “tương thích”
với cam kết TPP và giúp các DNNN phát triển
vững chắc trong giai đoạn tới.
Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Khóa XI về các văn kiện Đại hội XII của Đảng mới
đây cũng xác định nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn
tới “Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại
1...,11,12,13,14,15,16,17,18,19,20 22,23,24,25,26,27,28,29,30,31,...122
Powered by FlippingBook