TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2016
25
từ các tổ chức tín dụng cho các hộ kinh doanh cá
thể đang còn rất nhiều bất cập do cả nguyên nhân
khách quan và chủ quan. Pháp luật hiện hành
quy định hộ kinh doanh cá thể không hoàn toàn
là thương nhân thể nhân, không có tư cách pháp
nhân nên gây khó khăn trong chế độ chịu trách
nhiệm về các khoản nợ của hộ kinh doanh. Hộ kinh
doanh cá thể phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ
tài sản của mình, kể cả tài sản không đưa vào kinh
doanh. So với các loại hình DN khác như công ty
TNHH hay công ty cổ phần chỉ chịu TNHH hay
DN tư nhân chỉ chịu trách nhiệm trên phần tài sản
đưa vào kinh doanh thì điều này là một bất cập
không nhỏ. Trong trường hợp hộ kinh doanh cá
thể là hộ gia đình hay một nhóm người thì rất khó
xác định trách nhiệm tương ứng của từng thành
viên khi tham gia.
Vì không có tư cách pháp nhân lại không có
tài sản thế chấp để vay ngân hàng, trong khi đó
tài sản giá trị nhất là đất ở sổ đỏ nên các hộ kinh
doanh cá thể rất khó khăn trong việc tiếp cận với
các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Nếu
có vay được thì số lượng vay cũng không nhiều và
thời hạn vay cũng rất ngắn.
Do chỉ sử dụng lượng vốn tự có hay huy động
được của các thành viên trong gia đình – thường
là không dồi dào và thiếu ổn định lại khó tiếp
cận được các nguồn vốn khác nên đã ảnh hưởng
không nhỏ đến hoạt động kinh doanh. Các nhu
cầu về mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng
thị trường hay đổi mới phương thức sản xuất,
phương thức kinh doanh, đổi mới khoa học công
nghệ... không thể thực hiện một cách đồng bộ và
hiệu quả. Việc sản xuất kinh doanh của các hộ gia
đình mới chỉ dừng lại ở mức manh mún, tự phát,
khó mở rộng thị trường tiêu thụ, chưa nâng cao
tính cạnh tranh cho các sản phẩm dịch vụ tạo ra.
Ngoài ra, việc quản lý và sử dụng hiệu quả
hộ gia đình ở các địa phương, tạo ra các chủng
loại sản phẩm hàng hóa dịch vụ đa dạng, phong
phú, các hộ kinh doanh cá thể không những giải
quyết việc làm, tăng thu nhập... mà còn là mạng
lưới rộng lớn, phát triển về những vùng xa, vùng
khó khăn mà các lĩnh vực kinh doanh khác không
đáp ứng được. Đây là kênh phân phối và lưu
thông hàng hóa quan trọng, giúp cân đối thương
mại và phát triển kinh tế địa phương.
Bên cạnh đó, kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của các hộ kinh doanh cá thể còn đóng góp
lớn cho ngân sách nhà nước. Từ trước đến nay,
khu vực kinh tế ngoài Nhà nước là khu vực có tỷ
trọng đóng góp cao nhất trong GDP. Theo số liệu
của Tổng cục Thống kê (2014), nếu như kinh tế
Nhà nước đóng góp 32,2% vào GDP, thì kinh tế
ngoài Nhà nước góp tới 48,3%; (Kinh tế tập thể
5%, Kinh tế tư nhân 10,9%, Kinh tế cá thể 32,3%);
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 19,5%.
Như vậy, trong khu vực kinh tế ngoài Nhà
nước, khu vực kinh tế cá thể có tỷ trọng đóng góp
cao nhất trong GDP (xấp xỉ 33%), cao hơn khu vực
kinh tế Nhà nước và cao hơn hẳn khu vực kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài.
Khó khăn của các hộ kinh doanh cá thể
Thực tế cho thấy, trong khi các DN tư nhân
đang từng bước đi vào ổn định và ngày càng khoa
học, chuyên nghiệp trong hoạt động cũng như mô
hình tổ chức thì hoạt động kinh doanh cá thể vẫn
trong tình trạng phát triển tự phát. Hộ kinh doanh
cá thể hiện đang gặp nhiều khó khăn trong quá
trình kinh doanh, trong đó, khó khăn nhất là thiếu
vốn và khó tiếp cận các nguồn vốn vay. Nguyên
nhân là đặc thù không có quan hệ và tài sản thế
chấp, khả năng tiếp cận thị trường và nguồn thông
tin, tiếp cận với cơ quan Nhà nước, công nghệ bao
gồm công nghệ quản lý, kinh doanh và công nghệ
thông tin, năng lực quản lý chưa hiệu quả do hạn
chế về trình độ quản lý... Thực trạng này khiến
các hộ kinh doanh cá thể không được cập nhật
những tiến bộ mới trong kinh doanh, mà vẫn làm
theo khuynh hướng kinh tế gia đình, phát triển
tự nhiên, không có khuynh hướng mở rộng quy
mô để tiến lên chuyển sang DN, để hưởng những
điều kiện thuận lợi, những ưu đãi của Nhà nước
cũng như có cơ hội phát triển trở thành các DN
hùng mạnh như nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Đối với các hộ kinh doanh cá thể ở Việt Nam
hiện nay, nguồn vốn kinh doanh chủ yếu dựa vào
lợi nhuận để lại (nếu có) và tín dụng chủ yếu huy
động từ bạn bè, người thân. Việc huy động vốn
HÌNH 2: TỔNG SỐ LAO ĐỘNG TRONG CÁC HỘ SXKD
CÁ THỂ PHI NÔNG NGHIỆP (triệu người)
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2015