22
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
sức ép hội nhập lớn hơn rất nhiều các DNNVV khó
có thể tăng năng suất, hiệu quả kinh tế và hội nhập
thành công được.
Cùng với đó, khi đánh giá về môi trường kinh
doanh tại các địa phương năm 2015, DNNVV có
cảm nhận tiêu cực hơn các DN lớn trên một số lĩnh
vực: tiếp cận đất đai, tính minh bạch, cạnh tranh
bình đẳng và hỗ trợ DN. Khoảng 65% DN nhỏ và
siêu nhỏ cho biết, hiện tượng chi trả chi phí không
chính thức là thường xuyên, trong khi đó chi phí
cho hoạt động thường xuyên của DN vẫn khá lớn,
trong đó tính trung bình, nếu sau một năm hoạt
động không hiệu quả và ngừng hoạt động, DN tốn
khoản chi phí khoảng 100 triệu đồng cho các loại
chi phí này.
Bên cạnh đó, hoạt động khởi sự DN thường mang
tính tự phát, thiếu những nghiên cứu, triển khai bài
bản, đúng hướng… dẫn tới những thất bại đáng
tiếc, trong đó không ít DN phải chấp nhận phá sản.
Thống kê cho thấy, số lượng DN giải thể hàng năm
không hề nhỏ, chẳng hạn năm 2013 có 60.737 DN
giải thể, năm 2014 có 67.823 DN và năm 2015 81.000
DN. Trong đó, riêng 3 tháng đầu năm 2016, tổng
số DN gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động là
20.044, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm trước. Với số
lượng DN đóng cửa mỗi năm như trên thì con số phí
tổn của nền kinh tế là không nhỏ. Điều này không
chỉ gây tổn thất cho các chủ DN mà còn gây ra lãng
phí các nguồn lực xã hội.
Một số kiến nghị
Theo VCCI, thời gian qua DNNVV chưa phát
triển mạnh mẽ bởi còn gặp nhiều khó khăn trong
Thực trạng của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hiện nay, cả nước có khoảng hơn 500.000 doanh
nghiệp (DN) đang hoạt động, trong đó DN nhỏ và
vừa (DNNVV) chiếm đến trên 95%. Trong những
năm qua, bất chấp khó khăn kinh tế trong nước và
quốc tế, số lượng DN thành lập vẫn có xu hướng
tăng lên. Cụ thể, số lượng DN thành lập mới năm
2013 đạt 71.018 DN, năm 2014 đạt 74.842 DN và
năm 2015 đạt 95.000 DN. Theo Tổng cục Thống
kê, về số thành lập mới, riêng trong quý I/2016, cả
nước có 23.767 DN, tổng vốn đạt khoảng 186.000 tỷ
đồng, tăng 24,8% về số lượng và tăng 67,2% về số
vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015. Số vốn đăng
ký bình quân đạt 7,8 tỷ đồng...
Dù đóng góp trên 50% GDP cho nền kinh tế đất
nước, nhưng Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
2015 (PCI 2015) do Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố cho thấy, cộng
đồng DNNVV gặp nhiều khó khăn khi mở rộng
hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả hoạt động
kinh doanh cũng rất ảm đạm, tỷ lệ các DNNVV
thua lỗ tương đối cao, 32% DN siêu nhỏ, 17% DN
nhỏ và 16% DN quy mô vừa đã mất vốn trong năm
gần nhất. Các DN này có mức độ lạc quan thấp, chỉ
có 43% DN siêu nhỏ, 54% DN nhỏ cho biết họ dự
kiến mở rộng quy mô kinh doanh trong 2 năm tiếp
theo. Chỉ có 3% DN siêu nhỏ, 4% DN nhỏ và gần
9% DN quy mô vừa có khách hàng là các cá nhân,
DN ở nước ngoài. Phần lớn DNNVV hình thành từ
hộ kinh doanh; các DN dân doanh trong nước phần
lớn vẫn quẩn quanh ở thị trường nội địa. Điều này
khiến không ít chuyên gia lo ngại rằng, tới đây, với
GIẢI PHÁP“GỠ KHÓ”
CHODOANHNGHIỆPNHỎVÀVỪA?
ThS. VŨ NGỌC TUẤN
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thể hiện vai trò động lực tăng trưởng của nền kinh
tế, nhưng mấy năm gần đây, khu vực kinh tế này chưa thoát khỏi khó khăn, có phần đuối
sức trong xu thế cạnh tranh và hội nhập. Thực trạng này đòi hỏi cần có nhiều giải pháp hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn, phát triển bền vững, đóng góp nhiều
hơn cho sự phát triển kinh tế đất nước.