24
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến
hết năm 2014, cả nước có tổng cộng 4.658 triệu hộ
kinh doanh cá thể với số lượng lao động gần 8
triệu người. Với số lượng đông đảo, loại hình sản
xuất kinh doanh phong phú, có mặt khắp các địa
phương trong cả nước, các hộ kinh doanh cá thể
đã và đang khẳng định vai trò cũng như những
đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của đất nước.
Hình 1 dưới đây cho thấy số lượng lao động
làm việc trong khu vực hộ kinh doanh cá thể là
rất lớn. Ví dụ năm 2014, lực lượng lao động trong
khu vực này là 7.950.000 lao động, chiếm 41,15%
lực lượng lao động toàn xã hội.
Các số liệu thống kê, cho thấy vai trò và tầm
quan trọng của các hộ kinh doanh cá thể trong
nền kinh tế nước ta hiện nay.
Bằng việc sử dụng số lượng lớn lao động từ các
Hộ kinh doanh cá thể trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội
Với nền kinh tế thị trường phát triển theo định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, mọi
thành phần kinh tế đều được Đảng và Nhà nước
khuyến khích phát triển. Trong những năm qua,
hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ kinh
doanh cá thể tại Việt Nam có rất nhiều thuận lợi
từ thủ tục thành lập đơn vị kinh doanh đến cải
cách quản lý thuế đối tượng này theo hình thức
khoán, không cần tập hợp hóa đơn, ghi chép sổ
sách... đã tạo điều kiện cho hộ kinh doanh cá thể
phát triển mạnh mẽ.
Hơn nữa, do quy mô các hộ kinh doanh cá thể
không lớn (số lượng lao động không quá 10 người
lại hầu hết là người trong gia đình) nên việc quản
lý các đơn vị này cũng không quá khó khăn, chưa
kể đến việc các hộ kinh doanh đăng ký thuế theo
hình thức thuế khoán thì không cần tập hợp hóa
đơn cũng không cần thực hiện các ghi chép sổ
sách, báo cáo tài chính hay báo cáo thuế theo quy
định như các loại hình doanh nghiệp (DN) khác.
Mặt khác, những điều kiện khách quan từ môi
trường và truyền thống của nền văn hóa Việt Nam
cũng tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ gia
đình phát triển nhờ tận dụng các bí quyết sản xuất
truyền thống và kinh nghiệm tích lũy qua nhiều
thế hệ. Điều này cho phép phát huy những ngành
nghề truyền thống để tạo ra những sản phẩm độc
đáo phục vụ cho nhu cầu của xã hội.
HÌNH 1: SỐ HỘ SXKD CÁ THỂ PHI NÔNG NGHIỆP (triệu hộ)
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2015
PHÁT TRIỂNHỘ KINHDOANH CÁ THỂ:
PHÂNTÍCHTỪQUẢNTRỊ VỐNVÀ TÀI CHÍNH
TS. PHẠM VĂN HỒNG
- Cao đẳng Công nghệ Viettronics
Trong những năm gần đây, khu vực hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam đã có sự phát triển
mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, sự phát triển này chưa thực sự tương
xứng với tiềm năng hiện có. Bài viết phân tích thực trạng hộ kinh doanh cá thể ở nước ta,
đề xuất một số giải pháp từ góc nhìn quản trị vốn và tài chính, góp phần nâng cao vai trò
và vị thế của khu vực hộ kinh doanh cá thể trong nền kinh tế đất nước.