TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2016
27
tổng phương tiện thanh toán tăng lên đáng kể. Tuy
nhiên, một điều đáng lưu ý là lãi suất tái cấp vốn,
lãi suất chiết khấu, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất
OMO (gọi chung là lãi suất điều hành) lại không
cao, nhiều khi còn thấp hơn lãi suất trần huy động.
Thêm vào đó, trong gần như suốt thời kỳ áp chế,
Ngân hàng Nhà nước đã chủ yếu hút tiền vào hơn
là bơm tiền qua kênh thị trường mở.
Từ năm 2013 đến nay, các biện pháp nhằm giảm
lạm phát khiến cho lãi suất thực bắt đầu dương. Đồng
thời, Ngân hàng Nhà nước cũng ban hành các văn bản
nhằm hạ dần lãi suất đối với tiền gửi huy động nhằm
hạ lãi suất cho vay, kích thích cho việc tăng trưởng tín
dụng trở lại ở các ngân hàng thương mại.
Tóm lại, tuy áp đặt trần lãi suất huy động được sử
dụng phổ biến và chưa đạt được hiệu quả như mong
muốn nhưng công cụ này cũng góp phần vào việc cải
thiện tình trạng lạm phát cao và tăng trưởng tín dụng
quá nóng ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.
Dự trữ bắt buộc cũng là công cụ để chính phủ các
T
rong các biện pháp áp chế tài chính, công cụ
kiểm soát về lãi suất được sử dụng rất phổ biến,
đặc biệt là ở các nước đang phát triển, trong đó
có Việt Nam. Nhóm nghiên cứu của chương trình
Fulbright đã xem xét tác động của các công cụ áp chế
tài chính từ năm 80 đến nay ở Việt Nam kết luận rằng
những kiểm soát chặt chẽ về lãi suất thường dẫn đến
tình trạng lãi suất thực âm, ảnh hưởng đến sự phát
triển của tài chính và mức độ sâu của nó.
Trong những năm gần đây, chính phủ thực hiện
hàng loạt các quy định về áp trần lãi suất huy động
đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam nhằm hạn chế
việc tăng trưởng tín dụng và giải quyết sự cạnh tranh
lãi suất giữa các ngân hàng thương mại.
Việc quy định về trần lãi suất huy động như
trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho
vay của nền kinh tế. Quy định này cộng với lạm
phát cao dẫn đến lãi suất thực âm trong một thời
gian dài. Cũng trong khoảng thời gian năm 2011 và
năm 2012, khi mà hoạt động của thị trường chứng
khoán và bất động sản ảm đạm cộng với thị trường
vàng và thị trường ngoại hối bị nhà nước quản lý
chặt chẽ thì người dân chỉ còn một lựa chọn là gửi
tiết kiệm ngân hàng mặc dù lãi suất thực âm. Do
đó, dân chúng phải chịu mức “thuế lạm phát” và
“thuế áp chế” một thời gian dài khiến mức huy
động vốn trong nền kinh tế bị giảm sút. Việc giữ
trần lãi suất huy động cũng khiến khả năng huy
động các nguồn lực cho đầu tư bị hạn chế, ảnh
hưởng đến duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp (DN). Mặc dù thời gian qua,
các chỉ số như tổng phương tiện thanh toán, huy
động và cho vay đều tăng, tỷ lệ giữa tín dụng và
14 14 14
13
12
11
Không kỳ h n và < 1 tháng
T 1 đ n 6 tháng
T 1 đ n 12 tháng
> 1 tháng
9
8 7,5
7
6
1
1,2
2 2 2
3
4
5
6
9/2011
3/2012
4/2012
5/2012
6/2012
12/2012
3/2013
6/2013
3/2014
3/2011
BIỂU ĐỒ 1: CÁC MỨC TRẦN LÃI SUẤT HUY ĐỘNG BẰNG VND (%)
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
TÁC ĐỘNG CỦA ÁP CHẾ TÀI CHÍNHĐỐI VỚI
THỊ TRƯỜNGTÀI CHÍNHVIỆT NAM
ThS. HUỲNH THỊ LAN
- Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng
Áp chế tài chính là những biện pháp kiểm soát về lãi suất. Các áp chế tài chính có thể được
mở rộng hoặc siết chặt nhằm đạt được mục đích điều hành vĩ mô của Chính phủ ở tất cả các
quốc gia. Việc sử dụng các biện pháp này đã tác động rất lớn đến thị trường tài chính Việt
Nam trong thời gian qua. Đây cũng là nội dung được phân tích cụ thể trong bài viết.