28
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
trong một khoảng thời gian tương đối dài, thậm chí
có những hợp đồng sẽ được gắn kết cùng khách hàng
tới trọn đời. Do vậy, chất lượng sản phẩm là vô cùng
quan trọng. Ngoài ra, cùng với sản phẩm bảo hiểm
sức khỏe, cần nghiên cứu và cho ra mắt thêm các sản
phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư dành cho phân khúc
khách hàng am hiểu về đầu tư tài chính.
Thứ ba,
đa dạng và chuyên nghiệp hóa các kênh
phân phối bảo hiểm. Ngoài các kênh bán bảo hiểm
truyền thống, các DNBH cần đẩy mạnh triển khai
các kênh mới như kênh bancassurace, đại lý bảo
hiểm trực tuyến tập trung... Mới đây, nhiều DNBH
đã chủ động thiết lập kênh phân phối sản phẩm
bảo hiểm mới. Chẳng hạn như, Generali Việt Nam
hợp tác với Cen Group đánh dấu lần đầu tiên một
DNBH “bắt tay” với một DN bất động sản nhằm
cung cấp các giải pháp bảo hiểm ưu việt đến khách
hàng trong hệ thống của Cen Group. Hay như mới
đây, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách
hàng, tối đa hóa các tiện ích đối với dịch vụ cung
cấp, Bảo Việt ra mắt hệ thống siêu thị tài chính theo
mô hình One Stop Shop với đầy đủ các sản phẩm có
thể thỏa mãn các nhu cầu về bảo hiểm, đầu tư, tài
chính, ngân hàng tại cùng một địa điểm.
Thứ tư,
tăng cường giám sát các hoạt động kinh
doanh bảo hiểm. Cơ quan quản lý cần tiếp tục tăng
cường các hoạt động kiểm tra, giám sát các hoạt
động kinh doanh của các DNBH, qua đó có những
khuyến nghị, cảnh báo kịp thời cho các DNBH và
sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách cho phù hợp
với thực tế; Nâng cao năng lực quản lý, giám sát
của cơ quan quản lý nhà nước thông qua việc hoàn
thiện mô hình tổ chức phù hợp, bổ sung bộ phận
chuyên trách hỗ trợ phòng chống trục lợi bảo hiểm,
hỗ trợ tư vấn pháp lý, trọng tài; Hiện đại hóa cơ sở
hạ tầng, hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu
cầu hoạt động quản lý, giám sát. Ngoài ra, gần đây,
tình trạng trục lợi bảo hiểm có chiều hướng gia tăng,
làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường, do
vậy, cần xử lý nghiêm các hoạt động gian lận trong
kinh doanh bảo hiểm.
Tài liệu tham khảo:
1. Chính phủ (2016), Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định chi
tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Kinh doanh bảo hiểm;
2. Bộ Tài chính (2017), Số liệu tổng quan thị trường bảo hiểm6 tháng đầunăm2017;
3. Phùng Ngọc Khánh, Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm giai đoạn 2016
– 2020, Đặc san Toàn cảnh Thị trường Bảo hiểm Việt Nam 2016;
4. Phùng Đắc Lộc, 20 năm trưởng thành và phát triển bảo hiểm nhân thọ;
5. TS. Nguyễn Ngọc Hà, ThS. Lê Văn Sáng (2017), Thị trường bảo hiểm Việt Nam:
Nhiều cơ hội phát triển trong thời kỳ hội nhập, Tạp chí Tài chính.
hiểm nhân thọ còn thấp, chỉ ở mức 6-7% dân số, một
tỷ lệ còn rất thấp so với nhiều thị trường trong khu
vực. Bên cạnh đó, cơ hội để phát triển bảo hiểm nhân
thọ đáp ứng nhu cầu bảo hiểm ngày càng tăng khi
người dân Việt Nam có thu nhập ngày một tăng. Sự
bao cấp của Nhà nước trong y tế, giáo dục, văn hóa,
người già dần dần giảm sẽ làm cho người dân quan
tâm tới bảo hiểm nhân thọ hơn để bảo vệ cuộc sống
trước các rủi ro… Trong bối cảnh đó, nhằm tận dụng
được những điều kiện, yếu tố thuận lợi để thúc đẩy
tăng trưởng thị trường bảo hiểm nhân thọ trong thời
gian tới, cần chú trọng một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất,
hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh
vực kinh doanh bảo hiểm. Theo đó, Bộ Tài chính tiếp
tục phối hợp với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam và
cộng đồng DNBH nhân thọ tiếp tục rà soát các vướng
mắc từ đó tiếp tục hoàn thiện để tạo điều kiện cho các
DN phát triển. Ngoài ra, nghiên cứu ban hành các
quy định về quản trị rủi ro DN, đặc biệt là các yêu cầu
đối với hệ thống công nghệ thông tin, đảm bảo hệ
thống công nghệ thông tin của DN phải kết nối được
với các hệ thống chung của thị trường và cơ quan
quản lý, giám sát, đáp ứng được các yêu cầu quản trị
DN, hiệu quả hoạt động và yêu cầu giám sát của cơ
quan quản lý. Cần nghiên cứu ban hành hướng dẫn
đối với các kênh phân phối mới như phân phối bảo
hiểm qua thương mại điện tử, phân phối bảo hiểm
qua điện thoại di động... nhằm tạo hành lang pháp lý
giúp DNBH đa dạng hóa kênh phân phối...
Thứ hai,
khuyến khích, hỗ trợ các DN phát triển và
đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm, nâng cao chất lượng
dịch vụ. Để ngành Bảo hiểm tiếp tục phát triển, các
DNBH cần tiếp tục tăng cường đa dạng hóa hơn nữa
các sản phẩm bảo hiểm. Các sản phẩm bảo hiểm cho
phép điều chỉnh linh hoạt phù hợp với nhu cầu của
từng khách hàng cá nhân. Bên cạnh đó, nâng cao chất
lượng dịch vụ, đặc biệt là công tác giải quyết quyền
lợi bảo hiểm. Các DNBH cần hiểu rằng, không giống
như các sản phẩm, dịch vụ khác, mỗi hợp đồng bảo
hiểm nhân thọ sẽ được đồng hành cùng khách hàng
6 tháng đầu năm 2017, ngành Bảo hiểm duy
trì tốc độ tăng trưởng cao với tổng doanh thu
phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 47.169
tỷ đồng, tăng 20,77% so với cùng kỳ, trong
đó doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt
27.829 tỷ đồng. Các doanh nghiệp bảo hiểmđã
đầu tư trở lại nền kinh tế ước 217.592 tỷ đồng,
tăng 17,88%, riêng doanh nghiệp bảo hiểm
nhân thọ đầu tư khoảng 182.132 tỷ đồng...