TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2017
29
khó khăn; thách thức, rủi ro trong kinh doanh có xu
hướng tăng cao và phức tạp ảnh hưởng đến hoạt
động của DN. Vì mục tiêu lợi nhuận, các DN có thể
sử dụng nguồn vốn vay một cách kém hiệu quả,
sai mục đích, thiếu quản lý nguồn vốn vay... dẫn
đến thiệt hại không chỉ cho DN mà còn phương hại
đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thương mại (NHTM). RRTD đối với DN không chỉ
là nguy cơ cá biệt của mỗi NHTM mà còn là, mối
quan tâm của hệ thống ngân hàng trong phạm vi
mỗi quốc gia và toàn cầu, ảnh hưởng tới sự phát
triển của nền kinh tế.
Nhìn lại hoạt động quản trị RRTD của các
NHTM đối với DN thời gian qua, có thể thấy một
số kết quả sau:
- Chất lượng nợ, cơ cấu t n dụng chuyển biến theo
chi u hướng t ch cực:
Phần lớn các NHTM đã triển
khai mô hình quản lý nợ xấu, bao gồm các bộ phận
chuyên trách quản lý nợ có vấn đề từ trụ sở chính
đến các chi nhánh. Nợ nhóm 2, nợ xấu được kiểm
soát tốt, điều này cho thấy các biện pháp quản trị
RRTD của các NHTM đã có kết quả tích cực so với
giai đoạn trước khi thực hiện tái cơ cấu các TCTD
theo đề án phê duyệt của Chính phủ, NHNN. Các
NHTM đã triển khai các giải pháp như: nâng dần tỷ
lệ cho vay có bảo đảm; kiểm soát chặt chẽ dư nợ cho
vay một số ngành, lĩnh vực nhạy cảm có độ rủi ro
cao là bất động sản và chứng khoán...
- Xây dựng được hệ thống khuôn khổ cơ chế, ch nh
sách t n dụng khá đồng bộ:
Hoạt động tín dụng được
diễn ra thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo
các giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu
chuẩn cấp tín dụng, cũng như các biện pháp quản lý
tín dụng, đảm bảo rằng dù khách hàng quan hệ tín
Thực trạng quản trị
rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh
chính, cơ bản mang lại phần lớn lợi nhuận cho ngân
hàng. Thực tế thời gian qua cho thấy, thu nhập của
ngân hàng chủ yếu từ tín dụng, chiếm 70-80% doanh
thu trở lên, trong đó tín dụng doanh nghiệp (DN)
là chủ yếu. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn
rủi ro, bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch và
không đầy đủ, dự báo nhận biết và đo lường rủi ro
tín dụng (RRTD) chưa chính xác, hoạt động xử lý
RRTD chưa hiệu quả, trình độ quản trị rủi ro còn
nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân
hàng chưa cao…
Trong bối cảnh, nền kinh tế đối mặt với nhiều
QUẢNTRỊ RỦI ROTÍNDỤNGĐỐI VỚI DOANHNGHIỆP
TẠI CÁC NGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI VIỆT NAM
NCS. NGUYỄN THỊ GẤM, ThS. NGUYỄN THANH TÙNG
– Nhà xuất bản Giáo dục,
ThS. PHẠM QUANG HƯNG
– Kiểm toán Nhà nước
Kiểm soát chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp là yêu cầu cấp thiết trong quản trị ngân hàng với mục
tiêu đảm bảo cho hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả hướng đến các chuẩnmực quốc tế trong quản trị rủi
ro và phù hợp với môi trường hội nhập. Thời gian qua, các ngân hàng đã coi trọng vấn đề quản trị rủi ro tín
dụng đối với doanh nghiệp và có nhiều biện pháp nhằmhạn chế rủi ro tín dụng, song kết quả đạt được vẫn
chưa nhưmong muốn. Việc t m các giải pháp tích cực nhằmhoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng đối
với doanh nghiệp luônmang tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng lâu dài.
Từ khóa: Rủi ro tín dụng, ngân hàng thương mại,doanh nghiệp, chính sách tín dụng
Credit quality control for enterprises
is an urgent requirement in banking
administration with a view to ensuring
safe and effective credit operations towards
international standards in risk management
and compliance. For the past years, commercial
banks have taken serious measures to prevent
credit risk management, however, the results
have not been as expected. Therefore, finding
positive solutions to improve the credit
risk management system for enterprises is
always an urgent and important duty of the
commercial banks in the long run.
Keywords: credit risk, commercial banks, enter-
prises, credit policies