Số 5
126
cho DATC dễ dàng thoái vốn, các
chuyên gia kinh tế cho rằng cần
rút ngắn các thủ tục như: tố tụng,
đấu giá, mua bán, sang tên…
Điều đó sẽ giúp vừa đẩy nhanh
tiến độ xử lý chính khoản nợ đó,
đồng thời sẽ tác động đến mọi
con nợ khác để họ thấy rằng cần
phải hợp tác với ngân hàng để xử
lý nhanh chóng thay vì chây ỳ, trì
hoãn, kéo dài như hiện nay.
Bên cạnh đó, cần giao quyền
chủ động hơn trong các phương
thức và quyết định xử lý nợ cho
DATC. Hiện, hệ thống thể chế
cho hoạt động mua bán nợ chưa
hoàn thiện đã làm ảnh hưởng
đến việc mở rộng phạm vi, đối
tượng DN trong nền kinh tế có
thể được DATC hỗ trợ tái cơ cấu
thông qua xử lý nợ xấu; hạn chế
về tính linh hoạt trong việc trong
vận dụng phương thức mua bán
nợ, các giải pháp thu hồi nợ, xử
lý tài sản bảo đảm; hạn chế khả
năng hỗ trợ các DN sớm phục
hồi, ổn định sản xuất kinh doanh
tái cơ cấu. Do đó, trong tương lai
DATC cần được trao quyền chủ
động hơn, mở rộng ngành nghề
kinh doanh, bảo đảm cho đơn
vị có cơ sở pháp lý vững vàng,
giảm thiểu rủi ro trong quá trình
hoạt động.
Mặt khác, bản thân DATC cần
linh hoạt hơn, nhanh chóng hơn
đối với cả quyết định mua và bán
nợ (bán tài sản của khoản nợ).
Đặc biệt là DN nên ngoài việc
hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận,
thời gian tới DATC cần hướng tới
hỗ trợ các DNNN và nền kinh tế.
TC&ĐT
Tài liệu tham khảo:
1. Quyết định 929/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu DNNN;
2. Quyết định 843/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án xử lý nợ xấu của các tổ
chức tín dụng;
3. Báo cáo tổng kết năm 2015 của DATC, VAMC...
đến nay vẫn chưa hoàn thiện các
thủ tục chuyển quyền chủ nợ hợp
pháp cho ông Thắng (chưa ký giao
nhận ba bên).
Những cản trở của người vay
trong quá trình bàn giao tài sản
chính là rào cản lớn nhất đối với
việc mua, bán các khoản nợ. Muốn
bán tài sản là khoản nợ xấu, chủ nợ
phải trông chờ vào sự hợp tác của
chủ sở hữu (người vay nợ). Theo
Bộ luật Dân sự, “người không phải
là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền
định đoạt tài sản theo ủy quyền
của chủ sở hữu hoặc theo quy
định của pháp luật. Người được
chủ sở hữu ủy quyền định đoạt tài
sản phải thực hiện việc định đoạt
phù hợp với ý chí, lợi ích của chủ
sở hữu.”
Luật Đấu giá Tài sản dự kiến sẽ
được Quốc hội xem xét cho ý kiến
trong thời gian tới. Một cơ chế rõ
ràng để vận hành thị trường mua,
bán nợ xấu có thể được quy định
trong Bộ Luật này. Tuy nhiên, để
thị trường vận hành trơn tru đòi
hỏi phải dỡ bỏ những bất cập
trong bộ luật khác như quy định
việc chuyển quyền sở hữu tài sản
bảo đảm trong Bộ Luật Dân sự
hiện nay.
Để đẩy nhanh tốc độ xử lý
nợ xấu
Để đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ
xấu, đặc biệt là nợ xấu của DN vay
các ngân hàng và tạo điều kiện
động quản trị yếu kém hoặc khó
khăn từ thị trường… Sau đó DATC
chuyển nợ thành vốn góp và thực
hiện tái cấu trúc DN. Sau một thời
gian làm ăn hiệu quả, niêm yết cổ
phiếu trên thị trường tập trung
thì DATC sẽ thực hiện thoái vốn
thu hồi khoản đầu tư.
Để đi đến quyết định có mua
khoản nợ xấu hay không, Công
ty phải nghiên cứu, tính toán rất
nhiều yếu tố. Trước hết là tình
trạng khoản nợ (con nợ có khả
năng trả nợ hay không), tuổi
nợ, có tài sản hay không, tài sản
bảo đảm khoản nợ có khả năng
thanh khoản hay không. Để định
giá một món nợ, theo DATC có
hai phương thức. Một là tính
theo giá trị sổ sách, hai là giá trị
tài sản bảo đảm.
Thực tế, tính thanh khoản của
các mặt hàng nợ xấu phụ thuộc
vào tính chất từng mặt hàng.
Ngoài việc mua nợ xấu có tài sản
bảo đảm việc mua nợ xấu không
có tài sản bảo đảm sau đó tìm
cách để thu hồi là công việc khó
khăn. Đối với các loại tài sản thông
thườngmục tiêu chính là bán được
với giá cao nhất còn đối với việc
đấu giá các khoản nợ xấu thì bài
toán đặt ra với người mua là làm
sống lại các tài sản bị đắp chiếu và
đây chính là mục tiêu chính trong
xử lý nợ xấu.
Thời gian gần đây, thị trường
chứng kiến nhiều giao dịch nợ
xấu bị tắc nghẽn liên quan đến
việc bàn giao tài sản bảo đảm của
các con nợ. Người mua và người
bán đã chốt được giá nhưng con
nợ lại không ký vào biên bản xác
nhận 3 bên nên giao dịch vẫn
không thể hoàn tất. Đơn cử như
trường hợp Công ty TNHH Mai
Động nợ Vietinbank 35,4 tỷ đồng.
Sau một thời gian gia hạn Công ty
Mai Động không trả được khoản
nợ, Vietinbank đã bán cho khách
hàng Nguyễn Toàn Thắng nhưng
DATC: ĐẨY MẠNH XỬ LÝ NỢ XẤU, TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP
Thời gian gần đây, thị
trường chứng kiến nhiều
giao dịch nợ xấu bị tắc nghẽn liên
quan đến việc bàn giao tài sản bảo
đảm của các con nợ. Người mua và
người bán đã chốt được giá nhưng
con nợ lại không ký vào biên bản
xác nhận 3 bên nên giao dịch vẫn
không thể hoàn tất.