Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 5-2016 - page 122

120
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
nông thôn có nhu cầu đào tạo nghề cho mình và cho
những người khác.
- Hỗ trợ đào tạo nghề theo chiến lược xuất khẩu, kể cả hỗ
trợ đào tạo nghề để tham gia xuất khẩu lao động.
Đào tạo
nghề theo chiến lược xuất khẩu là một phương hướng
thực hành nghề rất quan trọng cho lao động nông
thôn, nhất là đối với các hộ nông dân thuộc diện thu
hồi đất, trong đó có những chính sách: hỗ trợ người
lao động học bổ túc văn hóa, học nghề, bồi dưỡng kiến
thức cần thiết để tham gia xuất khẩu lao động; cho
người lao động vay tín dụng ưu đãi; các cơ sở dạy
nghề cho xuất khẩu lao động cũng được vay vốn tín
dụng ưu đãi để đầu tư tăng quy mô đào tạo.
- Kết hợp “truyền nghề” với đào tạo chính quy.
Truyền
nghề là hình thức đào tạo dân gian vẫn rất phổ biến tại
các làng nghề. Nên có chính sách hỗ trợ cho các nghệ
nhân, những người thợ lành nghề, nhất là tại các làng
nghề, mở các lớp đào tạo theo kiểu truyền nghề; hoặc
liên kết với các trường dạy nghề để đào tạo theo kiểu
bán chính quy.
- Hỗ trợ cho vay vốn để học nghề, nhất là đối với các hộ
nông dân nghèo.
Chi phí cho việc học nghề, hoặc chuyển
đổi nghề là một vấn đề lớn đối với người nghèo. Vì
vậy, cần có chính sách giảm chi phí học nghề, ví dụ
bằng cách hỗ trợ cho vay vốn để đào tạo nghề cho hộ
nông dân nghèo. Bên cạnh đó cần có chính sách ưu đãi
để người dân sau khi đi học nghề có thể có việc làm
phù hợp ở địa phương, hoặc việc làm tại các DN ở khu
vực nông thôn.
- Thể chế hóa trách nhiệm của người lao động.
Khi thể
chế hóa (bằng luật pháp của Nhà nước) việc người
lao động nông thôn có quyền thụ hưởng học nghề thì
đương nhiên cũng phải thể chế hóa trách nhiệm của họ
trong việc hành nghề theo hướng “một nghề cho chín,
hơn chín mười nghề”. Chính quyền địa phương, trước
tiên phải thông tin đầy đủ và chính xác cho người học
nghề về chính sách hỗ trợ và lợi ích của việc học nghề
để họ chủ động và tích cực học nghề. Quan trọng hơn,
các ngành chức năng địa phương cần phải tạo được
các mô hình đào tạo gắn với việc làm lâu dài, ổn định
ở mức cao nhất có thể, để người lao động ở nông thôn
hành nghề theo nghề đã được học. Qua đó, người lao
động từng bước nâng cao trách nhiệm, tự tạo việc làm
cho mình và cho cộng đồng để hành nghề một cách
hợp pháp; hành nghề theo nghề đã được cấp chứng
chỉ của Nhà nước.
Tài liệu tham khảo:
1.
-
nong-nghiep-co-tay-nghe-gioi/248751.vgp;
2.
-
manh-dao-tao-nhan-luc-nganh-nong-lam-thuy-san/103/1.
mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, bởi chỉ bảo đảm được
“đầu ra” người học mới thực hành nghề được đào tạo.
- Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo nghề
cho lực lượng lao động nữ ở nông thôn.
Cần đào tạo
các nghề có thời gian đào tạo không dài cho lực
lượng lao động này trên các lĩnh vực như nông - ngư
nghiệp, các nghề tiểu thủ công nghiệp... Về lâu dài,
cần có chiến lược đào tạo công nhân kỹ thuật lành
nghề phục vụ trong các lĩnh vực nuôi trồng, chế biến
thuỷ sản, nông nghiệp, thú y, may công nghiệp và
gia dụng,...
- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề cho lao động
ở nông thôn.
Hiện nay, việc đào tạo nghề cho lao động
nữ ở nông thôn còn nặng về lý thuyết, chưa có nội
dung, phương pháp đào tạo phù hợp và thường
không gắn kết với các mô hình sản xuất - kinh doanh
trên địa bàn. Vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo
nghề cho lao động nông thôn cần gắn đào tạo với các
mô hình sản xuất - kinh doanh điển hình hay các dự
án tại địa phương. Dạy nghề theo hướng này có thể
được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, như
dạy tại các cơ sở dạy nghề; dạy nghề theo đơn đặt
hàng của các tập đoàn, tổng công ty; dạy nghề lưu
động; dạy nghề gắn với các vùng chuyên canh, làng
nghề… Phương thức đào tạo cũng cần đa dạng hóa,
phù hợp với từng nhóm đối tượng và điều kiện của
từng xã, huyện.
- Thúc đẩy đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo
phương châm xã hội hóa với vai trò chủ đạo và giám sát của
Nhà nước và xác định rõ trách nhiệm của chính quyền địa
phương.
Phải có sự kết hợp các hình thức xã hội hóa
như “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, “Nhà nước
và các DN thuộc các thành phần kinh tế cùng làm”,
“Nhà nước và tổ chức xã hội cùng làm”… Từ đó, sẽ
hình thành những mô hình dạy nghề cụ thể, phù hợp.
Để hoạt động dạy nghề cho lao động nữ nông thôn
đạt hiệu quả, các ngành chức năng ở địa phương (cấp
tỉnh) cần phối hợp với các DN tại mỗi vùng, mỗi địa
phương; hoặc tốt nhất là thúc đẩy chính quyền các
địa phương chủ động phối hợp với các ngành chức
năng của tỉnh và các DN đóng tại các xã, huyện, thị
trấn, tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn
gắn với khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư…
Theo đó, cơ quan nhà nước (Sở Lao động, Thương
binh và Xã hội tỉnh) phối hợp với các DN tổ chức
dạy nghề tại tổ chức dạy nghề tại các cơ sở của DN;
phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội hay xã hội
- nghề nghiệp tổ chức dạy nghề có tính đại trà tại các
địa phương. Bên cạnh đó, thực hiện liên kết cơ sở đào
tạo, cơ sở cung ứng lao động và cơ sở tuyển dụng lao
động để đào tạo nghề. Đây là giải pháp có tính xã
hội hóa, nhằm hướng vào những lao động và DN ở
1...,112,113,114,115,116,117,118,119,120,121 123,124,125,126,127,128,129,130,131,132,...135
Powered by FlippingBook