TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
117
Thành công của Viettel là ở chỗ, lãnh đạo, Ban
Giám đốc Tập đoàn đã có những chủ trương chiến
lược, giải pháp đúng đắn và bước đi đột phá để xây
dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho từng giai
đoạn, từng ngành nghề lao động, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và quốc phòng an
ninh cả trước mắt và lâu dài. Cùng với thường xuyên
xây dựng, kiện toàn mô hình tổ chức, Tập đoàn đã
thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách hấp dẫn
để thu hút, giữ gìn, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân
lực bằng các hình thức phù hợp. Tập đoàn đã triển
khai xây dựng và áp dụng các bộ quy trình, quy chế
trong tuyển chọn, đánh giá chất lượng lao động, mô
tả chức năng, công việc cho từng vị trí; chủ động
phối hợp với các bộ, ban, ngành, cơ sở đào tạo để
tạo nguồn nhiên liệu; đặc biệt quan tâm thu hút đội
ngũ lao động có chất lượng cao, các chuyên gia đầu
ngành. Công tác quy hoạch, tuyển dụng của Tập
đoàn từng bước được đổi mới; đã mạnh dạn áp
dụng giải pháp thi tuyển vào các vị trí chức danh,
làm cơ sở để tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân
viên được đẩy mạnh ở các cấp, bằng nhiều hình
thức, cả đào tạo ở trong nước và nước ngoài. Tập
đoàn có chính sách hỗ trợ về tài chính để khuyến
khích, động viên cán bộ nhân viên tự học nâng cao
trình độ, tay nghề; hằng năm, dành 2% doanh thu
tạo nguồn ngân sách cho công tác đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực. Tập đoàn đã hình thành Trung tâm
đào tạo Viettel và xúc tiến xây dựng Đại học Viettel
để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực cho Tập đoàn. Các chính sách tiền lương,
tiền thưởng, phúc lợi xã hội cũng thường xuyên
Gắn chiến lược kinh doanh với phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao
Viettel là tập đoàn kinh tế Nhà nước trực thuộc
Bộ Quốc phòng; là một trong 12 tập đoàn kinh tế
Nhà nước - lực lượng chủ đạo trong khu vực kinh
tế Nhà nước và của nền kinh tế quốc dân. Trước
thời điểm đi vào kinh doanh dịch vụ viễn thông,
Viettel chỉ là một doanh nghiệp (DN) nhỏ với trên
100 cán bộ, công nhân viên và số vốn chỉ có 2,3 tỷ
đồng. Sau hơn một thập kỷ kinh doanh viễn thông,
Viettel đã trở thành một DNNN có tên tuổi trên bản
đồ viễn thông quốc gia và thế giới. Tính đến hết
năm 2011, doanh thu của Tập đoàn tăng 3,9 nghìn
lần (từ 30 tỷ đồng lên 117.300 tỷ đồng) so với năm
2000, vốn chủ sở hữu tăng 17,8 nghìn lần (từ 2,3 tỷ
đồng lên 41.000 tỷ đồng), lợi nhuận tăng gần 20.000
lần (từ 1 tỷ đồng lên gần 20.000 tỷ đồng - đứng thứ
hai trong gần 500.000 DN của Việt Nam), nộp ngân
sách nhà nước tăng gần 20.000 lần (từ 500 triệu đồng
lên 10.000 tỷ đồng). Thời gian gần đây, dù bị tác
động bởi khủng hoảng thể chế toàn cầu, kinh tế
trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng doanh thu
của Viettel năm 2015 vẫn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng
13% so với năm 2014 và lợi nhuận là 45.500 tỷ đồng,
tăng trưởng 8,5%.
Sở dĩ có bước phát triển nhanh và bền vững như
thế, Viettel ngay từ khi thành lập đã đặc biệt chú
trọng xây dựng, phát triển nguồn nhân lực và xác
định đây là nhân tố nền tảng, then chốt, giúp tạo ra
sự khác biệt, mang lại lợi thế và năng lực cạnh tranh,
quyết định sự tồn tại và phát triển nhanh, bền vững
của Tập đoàn.
PHÁT TRIỂNNGUỒNNHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO:
KINHNGHIỆMTỪVIETTEL
ThS. NGUYỄN THÀNH NAM
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là tập đoàn kinh tế Nhà nước trực thuộc Bộ Quốc phòng, là một
trong 12 tập đoàn kinh tế Nhà nước - lực lượng chủ đạo trong khu vực kinh tế Nhà nước và của nền kinh
tế quốc dân. Quán triệt các nghị quyết của Đảng và Chính phủ, Viettel luôn gắn chiến lược kinh doanh của
mình với chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đó cũng là nền tảng để Tập đoàn tồn tại,
phát triển nhanh và bền vững trong gần 30 năm qua.
•
Từ khóa: Nguồn nhân lực, Viettel, doanh nghiệp, kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế.