TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
119
định giờ giấc, không có chế độ bảo hiểm y tế, nhiều
trường hợp bị chủ nhà ngược đãi hoặc lạm dụng. Làn
sóng di cư này còn gây nên sự mất cân bằng về lực
lượng lao động nông thôn, về tỷ lệ người lao động tại
các địa phương và tiềm ẩn nguy cơ lây lan các dịch
bệnh cũng như tệ nạn xã hội.
Một số giải pháp tháo gỡ
Nhìn chung, các chính sách cho lao động nữ của
Việt Nam tương đối đầy đủ và tốt nhưng còn thiếu
lực lượng giám sát thực thi chính sách. Những quy
định đối với lao động nữ có trong Bộ luật Lao động,
Luật Bảo hiểm, Luật Bình đẳng giới… nhưng vẫn còn
nhiều điểm bất cập và chưa được thực hiện một cách
nghiêm túc. Từ thực trạng này, để nâng cao năng lực
thực thi chính sách việc làm đối với lao động nữ, cần
tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, cụ thể như: Hoàn
thiện, sửa đổi, bổ sung những quy định đối với lao
động nữ không còn phù hợp trong Bộ luật Lao động,
Luật Bình đẳng giới…, rà soát danh sách các nghề cần
đào tạo, nghề dự phòng, rà soát danh mục công việc
và nghề độc hại, nguy hiểm… nhằm bảo vệ và tăng cơ
hội việc làm, cải thiện thu nhập cho lao động nữ. Bên
cạnh đó, các địa phương cần tăng cường thực hiện các
Đề án hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn
2016-2021, phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng,
linh hoạt, gắn với tạo việc làm cho lao động nữ. Trong
quá trình này, cần tập trung vào các giải pháp sau:
- Tiếp tục đào tạo nghề theo các chương trình khuyến
nông, khuyến lâm, khuyến ngư.
Đây là hình thức đào tạo
đã khá ổn định ở nông thôn. Cần tiếp tục mở rộng đối
tượng tham gia và nâng cao chất lượng đào tạo. Trong
đó, rất cần thu hút những người tham gia đào tạo vào
Nghịch lý từ những con số
Theo khảo sát từ Cơ quan Phụ nữ Liên Hợp quốc
(UN Women) và Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc
(FAO), hiện nay, hơn 70% lao động nữ nông thôn ở
Việt Nam không có khả năng tiếp cận đào tạo nghề do
hạn chế về trình độ văn hóa, kỹ năng nghề nghiệp...
Không chỉ có vậy, nếp suy nghĩ bảo thủ là nguyên nhân
khiến cho tỷ lệ phụ nữ nông thôn tiếp cận với chương
trình đào tạo nghề thấp hơn so với nam giới cũng như
có rất ít phụ nữ đang giữ các vị trí ra quyết định trong
lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Những yếu tố về cơ
cấu ngành nghề cũng góp phần làm gia tăng khoảng
cách về lương theo giới ở Việt Nam, bởi phụ nữ chiếm
số đông trong các ngành sản xuất mặt hàng xuất khẩu
bị ảnh hưởng trực tiếp khi kinh tế gặp khủng hoảng.
Thêm vào đó, tốc độ đô thị hóa nhanh và sức ép của
việc thu h p đất đai canh tác, không có nghề phụ đã
khiến cho mức di cư từ nông thôn ra thành thị ngày
càng tăng lên, dù chỉ là di cư tạm thời.
Theo thống kê, lao động nữ di cư ở Việt Nam có
độ tuổi khá trẻ với hơn 60% phụ nữ có độ tuổi từ 15
đến 29; và 1/3 phụ nữ di cư lần đầu tiên khi còn ở độ
tuổi 15-19. Mặc dù vậy, hơn một nửa phụ nữ lao động
di cư đã có gia đình, chủ yếu là tại nơi xuất cư. Chính
vì vậy, có đến 62% phụ nữ lao động di cư đã có con
cái và khoảng 40% đang sống cùng với con cái của họ
tại điểm đến. Điểm chú ý là phụ nữ lao động di cư
hầu như chưa được qua đào tạo nghề hay chuyên môn
nghiệp vụ, chỉ có dưới 10% được đào tạo ở bậc trung
cấp, số còn lại mới chỉ tốt nghiệp phổ thông.
Theo nghiên cứu của Viện Bảo hộ Lao động, nữ
lao động phổ thông ở các vùng nông thôn ra thành
phố làm việc theo quan hệ thỏa thuận, không theo quy
GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NỮ
Ở KHU VỰC NÔNG THÔN
LÊ THỊ THU HƯƠNG
- Đại học Sư phạm Huế
Việc làm cho lao động nữ nói chung và lao động nữ nông thôn nói riêng là yêu cầu cấp thiết, không chỉ
để bảo đảm các mục tiêu kinh tế - xã hội trước mắt mà còn bảo đảm các điều kiện để phát triển bền vững.
Để nâng cao năng lực thực thi chính sách việc làm đối với lao động nữ, cần tiến hành đồng bộ nhiều giải
pháp, đồng thời rà soát danh sách các nghề cần đào tạo, nghề dự phòng, rà soát danh mục công việc và
nghề độc hại, nguy hiểm…nh m bảo vệ và tăng cơ hội việc làm, cải thiện thu nhập cho lao động nữ.
•
Từ khóa: lao động nữ, nguồn nhân lực, nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp hóa.