Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 5-2016 - page 123

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
121
đó, áp lực và thách thức lớn nhất đó chính là những
tác động không thuận của TPP tới lực lượng lao
động trong khu vực nông nghiệp ở Việt Nam.
Hiện nay có tới 60% dân số Việt Nam phụ
thuộc vào nông nghiệp nhưng đa phần người
nông dân - vốn là đối tượng dễ bị “tổn thương”
trong quá trình hội nhập vẫn chưa được trang bị
nhiều kiến thức. Điều này dẫn tới năng lực cạnh
tranh của một số mặt hàng trong lĩnh vực này vẫn
còn yếu, điển hình là các nhóm hàng nông sản.
Các con số thống kê cho thấy, nước ta có khoảng
46% lực lượng lao động đang lao động trong khu
vực nông nghiệp, trong đó chỉ khoảng 250.000 lao
động làm việc trong các DN đăng ký theo Luật
DN hoặc các hợp tác xã. Còn lại khoảng 23 triệu
lao động trong khu vực phi chính thức, đó là kinh
tế hộ gia đình hoặc các công việc không ổn định
khác. Tính trên toàn bộ nền kinh tế, nước ta có
khoảng 42 triệu lao động đang làm việc trong khu
vực phi chính thức. Tham gia vào TPP, DN Việt
Nam nếu cạnh tranh được sẽ lớn lên và một số
khác có thể bị thay thế bởi những DN đầu tư khác
ở bên ngoài. Cạnh tranh trong TPP sẽ có những
hiệu ứng bất lợi cho người lao động nói chung và
người nông dân nói riêng.
Thứ nhất,
hàng nhập khẩu có tính cạnh tranh cao
hơn hàng sản xuất trong nước sẽ làm cho nông dân
mất việc làm. Ví dụ, hàng hóa nông nghiệp, đặc biệt
là chăn nuôi từ Mỹ, New Zealand được cho là sẽ tạo
sức ép cạnh tranh rất cao đối với ngành chăn nuôi
Việt Nam. Thêm vào đó, hiện nay, các sản phẩm
nông nghiệp Việt Nam nói chung là có tiêu chuẩn
thấp hơn của các nước thành viên TPP, do đó nếu
Thách thức lớn với lao động khu vực nông nghiệp
Theo các nghiên cứu, việc tham gia TPP sẽ giúp
Việt Nam tăng sản xuất và mở rộng thị trường
nông sản ra nước ngoài. Nhận định này được đưa
ra dựa trên các các yếu tố Việt Nam là nước có thế
mạnh trong nông nghiệp, với điều kiện thiên nhiên
thuận lợi, sản xuất nông nghiệp được quanh năm.
Vì vậy, khi TPP được ký kết có thể thúc đẩy đầu
tư của các nước trong khối vào Việt Nam, tạo cơ
hội khai thác các lợi thế tiềm năng về nông nghiệp.
Bên cạnh đó, tham gia TPP, thuế suất giảm về
0% sẽ đem lại cơ hội cạnh tranh bình đẳng hơn
cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam, tác động
tích cực đến thu nhập của người dân, cải thiện
sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, nâng cao
kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đặc biệt, do
sản xuất nông nghiệp của Việt Nam chủ yếu là
quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu nên gia nhập TPP
sẽ mở ra cơ hội thu hút đầu tư, hợp tác với các
nước, nhằm hiện đại hóa sản xuất, nâng cao chất
lượng sản phẩm, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản
xuất toàn cầu.
Nội dung về đầu tư trong Hiệp định TPP cũng
hứa h n đem đến nhiều cơ hội cho ngành Nông
nghiệp nước ta. Khi TPP có hiệu lực, hiệp định
này sẽ thúc đẩy, gia tăng đầu tư của các nước
thành viên, nhất là các nước phát triển như Nhật
Bản, Mỹ, Australia, New Zealand, Singapore...
vào Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trên, TPP
cũng sẽ mang đến không ít khó khăn, thách thức
mà nông nghiệp Việt Nam sẽ phải đối diện trong
thời gian tới khi hiệp định này có hiệu lực. Trong
TÁC ĐỘNG CỦA TPP TỚI LAOĐỘNG
TRONG KHUVỰC NÔNGNGHIỆP ỞVIỆT NAM
TƯỜNG MẠNH DŨNG
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ tạo ra cơ hội rất lớn cho các quốc gia thành viên
hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới và tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp
trong nước; gia tăng hàng hóa xuất khẩu cũng như để tăng GDP. Tuy nhiên, TPP cũng đặt ra không ít
thách thức và dự báo sẽ tác động mạnh đến nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế Việt Nam nói chung, ngành
Nông nghiệp nói riêng.
Từ khóa: Nông nghiệp, kinh tế, lao động, hội nhập, cạnh tranh.
1...,113,114,115,116,117,118,119,120,121,122 124,125,126,127,128,129,130,131,132,133,...135
Powered by FlippingBook