Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 5-2016 - page 118

116
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
hợp, đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Mở rộng các
loại hình đào tạo; trong đó, chú ý đào tạo dài hạn các
ngành nghề như cơ khí sửa chữa, cơ khí chế tạo máy,
kỹ thuật điện, điện tử, xây dựng, vận hành máy…Cần
huy động bằng nhiều nguồn vốn khác nhau để đầu
tư xây dựng mới và nâng cấp các trường, cơ sở dạy
nghề hiện có; đầu tư mua sắm các trang thiết bị dành
cho dạy và học nghề cũng như thực hiện chính sách
đãi ngộ và thu hút giáo viên dạy nghề phục vụ tốt cho
công tác đào tạo nghề.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động và đa
dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho đào tạo nghề. Mở
rộng và đầu tư phát triển các cơ sở dạy nghề với mô
hình liên kết giữa DN và các cơ sở dạy nghề; liên kết
đào tạo với các cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín. Gắn
đào tạo nghề với sử dụng lao động theo yêu cầu thực
tiễn sản xuất - kinh doanh, đẩy mạnh việc đào tạo theo
địa chỉ, theo đơn đặt hàng, gắn đào tạo nghề với giải
quyết việc làm.
Tiếp tục tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất
trang thiết bị dạy nghề cho các trường dạy nghề công
lập của Thành phố theo hướng hiện đại, đảm bảo
năng lực cạnh tranh với các trường trong khu vực về
cả quy mô đào tạo, ngành nghề đào tạo. Trong đó, ưu
tiên đầu tư với các trường nghề có các nghề đào tạo về
công nghệ tự động hóa, công nghệ sinh học, công nghệ
vật liệu mới, các nghề trọng điểm, nghề mũi nhọn gắn
với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô,
để nguồn nhân lực được đào tạo vừa đáp ứng được
nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, vừa có thể
cạnh tranh với thị trường lao động khu vực và quốc tế.
- Phát triển, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu kết
nối thông tin cung - cầu của thị trường lao động Thành
phố để phân tích, đánh giá và xây dựng kế hoạch đào
tạo nghề đáp ứng nhu cầu của xã hội từng giai đoạn;
đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội
ngũ giáo viên, cán bộ quản lý của các cơ sở dạy nghề
trên toàn Thành phố, nâng cao chất lượng giáo viên
dạy nghề.
Tài liệu tham khảo:
1.
nhan-luc-de-thu-hut-fdi-trong-linh-vuc-cong-nghe-cao.html;
2.
articleId/1480/Default.aspx.
Cải thiện chất lượng nguồn nhân lực
gắn với thu hút FDI
Với việc Việt Nam trở thành thành viên của Cộng
đồng kinh tế ASEAN (AEC), Việt Nam tham gia các
Hiệp định thương mại tự do, những điều chỉnh về đầu
tư, thương mại và dịch vụ sẽ làm tăng sức hấp dẫn của
Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng trong thu
hút FDI. Đây sẽ là cơ hội tốt để Việt Nam nói chung
và Hà Nội nói riêng nhận được nhiều hơn nguồn vốn
đầu tư quốc tế. Để đón nhận các cơ hội trên một cách
hiệu quả, Hà Nội cần tập trung thực hiện tốt một số
giải pháp sau:
- Trước hết, cần xây dựng và ban hành quy chế về
tuyển chọn và bố trí cán bộ tham gia hội đồng quản trị
và quản lý DN liên doanh; trong đó quy định rõ các
tiêu chuẩn tuyển chọn về phẩm chất chính trị và đạo
đức, chuyên môn và nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo,
quản lý… cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền
lợi của cán bộ làm việc tại các DN liên doanh.
- Cần xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác đào
tạo và đào tạo lại bằng nhiều hình thức cho đội ngũ
cán bộ, chuyên viên có triển vọng và đạo đức tốt, am
hiểu luật pháp, thông lệ quốc tế và các kỹ năng chuyên
ngành phù hợp DN được bố trí, nhất là đối với những
ngành nghề, những DN trọng điểm. Thường xuyên tổ
chức các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ và
các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động đầu
tư trực tiếp nước ngoài cho cán bộ hiện đang làm việc
tại các DN liên doanh.
- Các cơ quan chuyên môn của Thành phố cần phối
hợp với các đơn vị có dự án đang hoạt động; hoặc kêu
gọi đầu tư có kế hoạch tuyển chọn và đào tạo cán bộ
đủ tiêu chuẩn, để thay thế số cán bộ không còn đủ tiêu
chuẩn trong các liên doanh hiện có; tăng cường chất
lượng cán bộ vào các liên doanh trọng điểm và đưa
cán bộ tham gia vào các liên doanh mới ngay từ đầu.
- Thành phố cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch
tổ chức đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề, đặc biệt
là những ngành nghề mà nhiều DN FDI có nhu cầu.
Trước hết là, phục vụ cho các khu công nghiệp tập
trung, các cụm công nghiệp của Thành phố. Hệ thống
đào tạo nghề cần phải đổi mới theo hướng nâng cao
chất lượng, tính thực tiễn và hiệu quả nhằmđào tạo đội
ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên kỹ thuật và nghiệp
vụ đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa
phương, nhất là đối với những ngành nghề mà các DN
FDI đang có nhu cầu, kết hợp giữa đào tạo nghề với đào
tạo các kỹ năng mềm và ngoại ngữ cho người lao động.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho từng lĩnh
vực riêng biệt như đào tạo cho các ngành công nghiệp,
các Khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp,
các đối tượng xã hội… để có kế hoạch đào tạo phù
Hà Nội đã không còn lợi thế cao về lao động giá
rẻ so với các quốc gia, cho nên chất lượng lao
động nếu không được cải thiện sẽ khó có thể
đáp ứng được yêu cầu hội nhập AEC và không
có tính cạnh tranh so với nội khối.
1...,108,109,110,111,112,113,114,115,116,117 119,120,121,122,123,124,125,126,127,128,...135
Powered by FlippingBook