1
doanh phát triển và tạo điều kiện cho giá một số mặt
hàng do Nhà nước quản lý được tính đầy đủ theo cơ
chế thị trường.
Bên cạnh đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
tiêu dùng (đã loại trừ yếu tố giá) tăng khoảng 10,6-
10,8%, là mức cao nhất trong 5 năm qua. Cầu nội địa
mạnh hơn, xuất khẩu vẫn được duy trì, cùng với lạm
phát thấp và niềm tin được củng cố đã tạo cơ sở vững
chắc cho tăng trưởng trong trung hạn của Việt Nam.
Đây là thời điểm thích hợp để củng cố ổn định kinh tế
vĩ mô, tạo thêm “khoảng đệm” chính sách thông qua
những nỗ lực kiên quyết để kiềm chế sự mất cân đối
tài khóa và giải quyết những vấn đề bất cập còn tồn tại
của khu vực ngân hàng.
Công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế cũng đạt những
kết quả bước đầu, môi trường kinh doanh cải thiện nhờ
việc triển khai thực hiện các luật mới như Luật Doanh
nghiệp, Luật Đầu tư sửa đổi và các giải pháp cải thiện
môi trường kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết số
19/NQ-CP của Chính phủ. Các hiệp định thương mại
có hiệu lực trong năm 2016 cũng giúp Việt Nam mở
rộng thị trường xuất khẩu, nhất là đối với mặt hàng dệt
Nền kinh tế tiếp tục diễn biến tích cực
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi tình hình hạn hán ở
các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đồng bằng
sông Cửu Long trong thời gian gần đây, song nhìn
chung kinh tế Việt Nam những tháng đầu năm 2016
đã chuyển biến tích cực hơn so với trước. Kinh tế vĩ
mô tăng trưởng ổn định với lạm phát thấp, cơ cấu
nền kinh tế tiếp tục dịch chuyển theo chiều hướng
tích cực. Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê,
tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2016 ước tính
tăng 5,46% so với cùng kỳ năm trước. Lạmphát cơ bản
tháng 4/2016 tăng 0,19% so với tháng trước và tăng
1,76% so với cùng kỳ năm trước. Lạmphát cơ bản bình
quân 4 tháng đầu năm 2016 tăng 1,76% so với bình
quân cùng kỳ năm 2015.
Thông thường, CPI tăng thấp là dấu hiệu cho thấy
tổng cầu suy giảm, tuy nhiênmức tăng thấp của những
tháng đầu năm nay được đánh giá là dấu hiệu tích cực
cho nền kinh tế. Theo đánh giá của Tổng cục Thống
kê, chỉ số CPI ở mức thấp và ổn định tạo điều kiện cho
các chính sách tiền tệ tích cực, kích thích sản xuất kinh
KIÊN ĐỊNHMỤC TIÊU,
PHẤN ĐẤU TĂNG TRƯỞNG GDP NĂM2016
ThS. TRẦN VIỆT DŨNG
- Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp
Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng Chính phủ vẫn kiên định với mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra
cho năm 2016, quyết tâm phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 6,7%, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã
hội, nâng cao đời sống nhân dân. Để đạt được mục tiêu trên, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng
4/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu: “Các ngành, các cấp với tinh thần đổi mới, chủ động, năng
động sáng tạo, tập trung chỉ đạo quyết liệt đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trên tất cả mọi lĩnh vực theo
Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã đề ra”.
• Từ khóa: Tăng trưởng, nền kinh tế, lạm phát, đầu tư.
TÀI CHÍNHVĨ MÔ
SO SÁNH TỐC ĐỘ TĂNG TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC QUÝ I CÁC NĂM 2014, 2015 VÀ 2016
Tốc độ tăng so với quý I năm trước (%)
Đóng góp của các khu vực vào tăng
trưởng quý I/2016 (Điểm phần trăm)
Quý I/2014
Quý I/2015
Quý I/2016
Tổng số
5,06
6,12
5,46
5,46
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
2,68
2,25
-1,23
-0,16
Công nghiệp và xây dựng
4,42
8,74
6,72
2,33
Dịch vụ
5,90
5,68
6,13
2,48
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm
6,69
4,51
6,50
0,81
Nguồn: Tổng cục Thống kê