8
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
TTCKPS, góp phần ổn định giá cả; giảm “tần số
và biên độ biến động giá cả” trong TTCK, khi các
nhà đầu cơ phân tán vốn vào cả hai thị trường,
giá cả thị trường giao ngay được điều chỉnh sang
trạng thái cân bằng. Trong trường hợp có bất kỳ
hiện tượng bất ổn nào, mà nguyên nhân được xác
định là do hoạt động đầu cơ trong thời gian dài,
thì sự tồn tại của TTCKPS sẽ làm cho biến động
giá trong dài hạn trên thị trường giao ngay sẽ thấp
hơn, nếu không có TTCKPS - theo nghiên cứu
của nhà khoa học người Nhật Masahiro Kawai
năm 1983 và nhà nghiên cứu người Ý, Costanza
Torricelli năm 1993.
Trong các nghiên cứu của Mohammad G.
Robbani và cộng sự (2005), Sanford J. Grossman
(1989) tại Mỹ; của Sang Bin Lee và cộng sự (1992)
tại Sydney, Hong Kong, Tokyo, London, New York;
Antoniou, Holmes, Priestley (1998) nghiên cứu tại
Đức, Nhật, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Anh, Mỹ đã cho
thấy, nếu hoạt động đầu cơ gia tăng trong TTCKPS
sẽ gây bất ổn và gia tăng biến động cho thị trường
giao ngay, nhất là khi hàng loạt các quyết định
đầu tư xuất phát từ các nhà đầu tư không chuyên
nghiệp; hoặc mong muốn nhận được các lợi ích từ
TTCKPS như là chi phí giao dịch thấp hoặc cơ hội
chênh lệch giá. Vì vậy, các quyết định đầu tư tối
ưu bị hạn chế, giá cả chứng khoán bóp méo và gây
biến động cho TTCK.
Hoạt động phòng hộ
Sự hiện diện TTCKPS cũng sẽ giúp cho TTCK
ổn định hơn, bởi vì không có áp lực tác động trực
tiếp đến thị phần chứng khoán, cho nên các giao
dịch diễn ra trong TTCK giao ngay sẽ có sự biến
động, giúp cho các nhà đầu tư có thể tự phòng hộ
rủi ro và có thêm phương tiện để điều chỉnh danh
mục đầu tư.
Yếu tố thông tin
Theo Bartley R. Danielsen và Sorin M. Sorescu
(năm 2001); Skinner (năm 1990) khi quyền chọn
được niêm yết sẽ ảnh hưởng đến bản chất bất đối
xứng thông tin của cổ phiếu cơ sở. Do đó, thông
tin luôn là yếu tố được các nhà kinh doanh quan
tâm hàng đầu, nó hỗ trợ rất nhiều cho nhà kinh
doanh trong quá trình định hướng và ra quyết
định đầu tư.
Phân tích sự thay đổi lợi nhuận của chứng khoán
cơ sở khi quyền chọn trên chứng khoán tương ứng
được niêm yết của 200 công ty tại Mỹ trong giai
đoạn 1973 -1983 các nhà nghiên cứu phát hiện ra
của TTCKPS đến TTCK đã được các nhà học giả
nghiên cứu tại các TTCKPS đã và đang phát triển,
sẽ cho ra những kịch bản đối phó một cách linh
hoạt và kịp thời, tránh được những rủi ro hệ thống.
Tác động của chứng khoán phái sinh
đến thị trường chứng khoán
Tác động đến thanh khoản TTCK
Khi nghiên cứu tác động của TTCKPS đối với
TTCK tại Mỹ, Figlewiski năm 1987 đã kết luận,
TTCKPS có khả năng kích thích các nhà đầu tư
sở hữu chứng khoán, làm gia tăng mức độ thanh
khoản của chứng khoán, đặc biệt là các chứng
khoán đã được chọn làm chứng khoán cơ sở của
công cụ phái sinh và giúp cho vấn đề thanh khoản
giữa các thị trường được liên tục. Sau đó, hàng
loạt những nghiên cứu khác được thực hiện trên
các dữ liệu thị trường như nghiên cứu của Keith
Sill năm 1997, Stephen A. Ross và cộng sự năm
2002, trong đầu tư và định giá của Bradford D.
Jordan và cộng sự năm 2009 đối với TTCKPS nói
chung đã cho thấy vai trò của TTCKPS đối với sự
gia tăng mức độ thanh khoản của chứng khoán
trong TTCK giao ngay. Vì thế, các nhà đầu tư sẽ
mạnh dạn hơn trong mua bán chứng khoán cơ sở.
Bên cạnh những tác động hỗ trợ, TTCKPS cũng
có thể gây ra một số tác động không tốt đối với
thanh khoản của TTCK cơ sở, vì theo Douglas J.
Skinner năm 1989, ban đầu nhờ vào hiệu quả và chi
phí thấp (là thuộc tính của thị trường phái sinh),
trong khi đầu tư vào quyền chọn ở Mỹ tương đối
hấp dẫn, sẽ tạo ra những di chuyển trong hoạt
động giao dịch của nhà đầu tư có thông tin từ
TTCK vào TTCKPS, có liên quan đến quyền chọn
được niêm yết, gây nên tình trạng giảm khả năng
thanh khoản của chứng khoán cơ sở trong thị
trường giao ngay. Tuy nhiên, không thể không
thừa nhận TTCKPS đã phát triển mạnh và rộng
rãi với những lợi ích như phòng hộ rủi ro, hưởng
chênh lệch giá…
Tác động đến biến động giá chứng khoán
Cũng như các thị trường khác, sự biến động giá
cả trên TTCK phụ thuộc vào hoạt động phòng hộ,
đầu cơ và thông tin.
Hoạt động đầu cơ, hưởng chênh lệch giá có thể
làm giảm biến động hoặc gia tăng biến động trong
TTCK. Theo tài liệu hướng dẫn định giá và quản
trị đầu tư, Bradford D. Jordan và cộng sự năm
2009 đã trình bày vai trò của nhà đầu cơ trong