Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 5-2016 - page 6

4
TÀI CHÍNH VĨ MÔ
nghiệp nhà nước đồng thời khuyến khích phát
triển mạnh doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam.
Tuy vậy, doanh nghiệp bị phụ thuộc vào thể
chế và môi trường kinh doanh. Thể chế quản trị
quốc gia là yếu tố quyết định nhất đến sức cạnh
tranh và sự phát triển của một nền kinh tế. Phát
triển nhanh và bền vững hay trì trệ, tụt hậu một
phần là do chất lượng thể chế. Để có một thể chế
tốt, phải xác định đúng đắn mối quan hệ giữa Nhà
nước, thị trường, doanh nghiệp và xã hội. Nhà
nước phải thực hiện tốt chức năng kiến tạo phát
triển, nhất là ổn định kinh tế vĩ mô; xây dựng hệ
thống pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch
và tổ chức bộ máy quản lý để tạo môi trường kinh
doanh thông thoáng, minh bạch, bảo đảm quyền
tự do kinh doanh và cạnh tranh công bằng.
Việc trước mắt cần làm, đó là tiếp tục hoàn
thiện thể chế, hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu
của kinh tế thị trường. Cụ thể là cần xây dựng
pháp luật, thể chế, các tiêu chuẩn cao về quản trị
minh bạch và hành xử khách quan của bộ máy
quản lý Nhà nước. Đồng thời, điều chỉnh sửa đổi
các quy định pháp luật về thương mại đầu tư, đấu
thầu, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường...
Tóm lại, cần nhận thức sâu sắc rằng, cơ hội
thuận lợi tự nó không chuyển thành sức mạnh
kinh tế, lợi ích và khả năng cạnh tranh trên thị
trường mà phải thông qua cơ chế, chính sách
của Nhà nước, cũng như hiệu quả sản xuất kinh
doanh của chính doanh nghiệp. Khó khăn thách
thức sẽ là sức ép không nhỏ nhưng mức độ ảnh
hưởng đến đâu phụ thuộc vào năng lực ứng phó
của từng chủ thể. Nếu tận dụng tốt cơ hội thuận
lợi sẽ đẩy lùi được khó khăn thách thức, tạo ra cơ
hội thuận lợi mới lớn hơn; ngược lại, khó khăn
thách thức sẽ lấn át, chúng ta sẽ bị thua thiệt và
rất khó khắc phục.
Tài liệu tham khảo:
1. Thư viện pháp luật, Toàn văn nội dung về Hiệp định TPP (2015);
2. Một số website: chinhphu.vn, daibieunhandan.vn;
3. Website:http://finance.vietstock.vn/du-lieu-vi-mo/48/xuat-khau.htm.
tranh của các doanh nghiệp của Việt Nam vốn
còn yếu, khả năng quản lý còn nhiều bất cập, một
bộ phận người lao động sẽ mất việc làm; đặc biệt
là ngành Nông nghiệp và nông dân sẽ phải chịu
những áp lực rất lớn về tiêu chuẩn sản xuất và
chất lượng sản phẩm Nông nghiệp theo nội dung
đã ký trong TPP.
Bên cạnh đó, thách thức về thực thi các quy
định của TPP cũng rất lớn, từ hoàn thiện hệ thống
pháp luật đến đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao
năng lực cán bộ, công chức, chuyên gia kỹ thuật
và pháp lý. Ngành sản xuất và dịch vụ có thể sẽ
gặp khó khăn tương tư khi mà chất lượng của
ngành dịch vụ ở nước ta còn chưa tương xứng
với giá dịch vụ và chất lượng dịch vụ còn thấp
hơn ở các nước trong khu vực và trong 12 nước
tham gia TPP.
Trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển
bùng nổ, các giao dịch xuyên biên giới ngày càng
chiếm tỷ trọng cao trong thương mại, dịch vụ
toàn cầu; cùng với những tiến bộ trong vận tải đa
phương thức và dịch vụ logistics, ranh giới giữa
thị trường trong nước và thị trường nước ngoài
gần như bị san phẳng là những vấn đề đặt ra đối
với các nước thành viên TPP. Đặc biệt đây cũng là
thách thức đặt ra với Việt Nam.
Để tận dụng cơ hội thuận lợi, vượt qua khó
khăn thách thức, yêu cầu cấp bách hiện nay là phải
nâng cao năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế.
Trong đó, cần xác định rõ vai trò và hành động
của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp là chủ thể
quyết định sức cạnh tranh vi mô, phản ảnh sức
mạnh và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, cho
nên, doanh nghiệp cần nâng cao sức cạnh tranh
của hàng hóa, dịch vụ do mình cung ứng, với tư
duy không chỉ giới hạn tại thị trường trong nước
mà còn vươn ra khu vực và thế giới.
Hiệp định TPP cũng yêu cầu doanh nghiệp
nhà nước phải công khai, minh bạch hoạt động
và cạnh tranh công bằng với doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế khác. Phải đẩy nhanh tiến
trình tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả của doanh
Tiền thuế là của dân,
do dân đóng góp
để phục vụ lợi ích của nhân dân
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...135
Powered by FlippingBook