7
Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh
của Việt Nam
Hiện nay, các vấn đề liên quan đến thị trường
chứng khoán (TTCK) phái sinh (TTCKPS) Việt
Nam đang dần được hoàn thiện để đưa vào vận
hành vào cuối năm 2016. Chứng khoán phái sinh
được nêu cụ thể lần đầu tiên trong dự thảo Nghị
định về chứng khoán phái sinh (CKPS) và TTCKPS
của Chính phủ ban hành ngày 24/08/2013, bổ sung
Luật Chứng khoán 2010, trong đó, tài sản cơ sở là
các loại chứng khoán, chỉ số chứng khoán, nhóm
chứng khoán. Như vậy, định hướng cơ bản cơ
quan nhà nước là thiết lập TTCKPS chủ yếu trên
tài sản cơ sở là chứng khoán.
Ngày 11/03/2014, đề án xây dựng TTCKPS Việt
Nam (số 336/QĐ-TTg) đã được phê duyệt và hiện,
TTCKPS đang được quản lý và kiểm soát bởi Bộ
Tài chính và đang trong quá trình hoàn thiện. Đặc
biệt, vấn đề các nhà đầu tư quan tâm liên quan
đến nới room cho nhà đầu tư đã được Chính phủ
quy định cụ thể tại Nghị định 60/2015/NĐ-CP ban
hành ngày 26/6/2015. Trong đó, cho phép nhà đầu
tư nước ngoài được đầu tư không hạn chế vào các
doanh nghiệp đại chúng không thuộc ngành nghề
kinh doanh có điều kiện. Ngoài ra, quy định nhà
đầu tư nước ngoài được đầu tư không hạn chế
vào trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp
được đánh giá là bước đột phá về tư duy trong thu
hút vốn ngoại vào TTCK Việt Nam, mở ra cơ hội
cho Việt Nam trong quá trình nâng hạng TTCK từ
cận biên lên mới nổi.
Mới đây, để TTCKPS Việt Nam đi vào hoạt
động vào cuối năm 2016, Chính phủ đã ban hành
Nghị định 42/2015/NĐ-CP ngày 5/5/2015, quy
định về chứng khoán phái sinh và TTCKPS. Với
quyết định này, thì hàng hóa giao dịch phải dựa
vào nguyên tắc “Lựa chọn và chuẩn hóa các chứng
khoán phái sinh giao dịch trên Sở giao dịch chứng
khoán là các hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền
chọn dựa trên các chứng khoán cơ sở. Các chứng
khoán phái sinh được đưa vào giao dịch trên Sở
giao dịch chứng khoán theo lộ trình từ đơn giản
đến phức tạp, phù hợp với sự phát triển của TTCK
và nhu cầu của thị trường. Trước mắt, tập trung
phát triển thị trường giao dịch các chứng khoán
phái sinh dựa trên chỉ số chứng khoán, trái phiếu
chính phủ, cổ phiếu”.
Về cơ sở hạ tầng, để chuẩn bị cho TTCKPS Việt
Nam đi vào vận hành theo đúng kế hoạch, Sở Giao
dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) được đảm nhận
nhiệm vụ tổ chức triển khai hoạt động giao dịch
TTCKPS. Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD)
sẽ là đơn vị tổ chức thực hiện bù trừ, thanh toán
chứng khoán phái sinh. Theo đó, 2 đơn vị này phối
hợp và thống nhất lựa chọn Công ty TNHH Hệ
thống thông tin FPT (FIS) là nhà thầu chính và
Tập đoàn Các sở giao dịch chứng khoán toàn cầu
GMEX là đơn vị cung cấp giải pháp cho hạ tầng
TTCKPS.
TTCKPS Việt Nam trong giai đoạn gấp rút thiết
kế và hoàn thiện, để đưa vào vận hành vào cuối
năm 2016. Những phân tích về tác động hai chiều
TÁC ĐỘNG CỦA CHỨNG KHOÁNPHÁI SINH
ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
ThS. PHẠM THỊ BÍCH THẢO
- Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Chứng khoán phái sinh đã và đang trở thành một hiện tượng phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. Sự phát
triển của thị trường này đã tác động nhất định tới thị trường chứng khoán nói chung như: tính thanh
khoản, sự biến động, vấn đề đồng hoá thông tin, định giá…Bài viết tổng hợp những nghiên cứu của
các nhà khoa học đã thực hiện trên các thị trường chứng khoán của các quốc gia đã và đang phát triển về
những tác động này, để đóng góp phần nào vào quá trình thiết kế các kịch bản dự phòng cho việc phát
triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam.
•
Từ khóa: Thị trường chứng khoán, chứng khoán phái sinh, thanh khoản, doanh nghiệp.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI