Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 5-2016 - page 12

10
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
gồm: nghề lưới kéo, vây, rê, câu... Nghề lưới kéo
chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nghề khai
thác của cả nước trên 18%; nghề lưới rê trên 37,9%;
nghề câu 17,5%, trong đó nghề câu văng cá ngừ
đại dương chiếm khoảng 4% trong họ nghề câu;
nghề lưới vây chỉ trên 4,9%; nghề cố định trên
0,3%; các nghề khác chiếm trên 13,1% (trong đó có
tàu làm nghề thu mua hải sản). Bên cạnh đó, mức
tăng về sản lượng khai thác trong những năm
gần đây đang chậm dần. Từ năm 2009, tốc độ gia
tăng sản lượng hàng năm chỉ còn trên dưới 5%;
năm 2015 chỉ tăng 3,59%. Tổng kim ngạch xuất
khẩu thủy sản cả năm 2015 đạt 6,7 tỷ USD, giảm
khoảng 14,2% so với cùng kỳ năm 2014. Đây là
thách thức đặt ra cho xuất khẩu thủy sản trong
những năm tới.
Do quy mô nhỏ lẻ, hầu hết các dụng cụ bảo quản
không đảm bảo vệ sinh, cách thức bảo quản không
đúng, thiết bị vận chuyển chưa đáp ứng được yêu
cầu, gây khó khăn cho tiêu thụ và giá trị gia tăng.
9 tháng đầu năm 2015 có 282 lô hàng thủy sản bị
38 nước trả về… do nhiễm hóa chất, kháng sinh.
Tổn thất sau thu hoạch được đánh giá có thể lên tới
20-30% tổng sản lượng khai thác, làm cho chi phí
tăng cao. Ngư dân còn sử dụng tùy tiện các chất bảo
quản, không tuân theo quy định của Nhà nước vẫn
tiếp diễn... gây khó khăn trong kiểm soát nguồn gốc
xuất xứ và chất lượng sản phẩm.
Thứ hai,
công nghiệp chế biến lạc hậu. Đến năm
2016, cả nước có 627 cơ sở chế biến thuỷ sản (có quy
mô công nghiệp, đăng ký sản xuất kinh doanh xuất
khẩu); trong đó, có 488 cơ sở đông lạnh, 77 cơ sở sản
Thành tựu và những vấn đề đặt ra
trong xuất khẩu thủy sản
Theo báo cáo tổng kết của ngành Thủy sản năm
2015, sản lượng thủy sản đạt 6,56 triệu tấn. Sự gia
tăng sản lượng là cơ sở quan trọng đẩy mạnh xuất
khẩu thủy sản. Tính cả năm 2014, xuất khẩu các mặt
hàng đều tăng trưởng, trong đó xuất khẩu tôm đạt
tăng trưởng cao nhất 26,9% (đạt 3,95 tỷ USD). Mỹ,
EU và Nhật Bản là ba thị trường tiêu thụ lớn nhất
của thuỷ sản Việt Nam. Năm 2014, tổng giá trị xuất
khẩu thuỷ sản đạt 7,84 tỷ USD; trong đó, tổng giá
trị xuất khẩu sang ba thị trường này đạt hơn 4,38 tỷ
USD, chiếm 55,95% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản
của cả nước.
Những năm gần đây, cạnh tranh trên thị trường
thủy sản thế giới ngày càng gay gắt, trong đó, sản
phẩm Việt Nam thường ở vào thế yếu. Nguyên
nhân là do:
Thứ nhất,
hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy
sản mang tính nhỏ lẻ. Nhìn chung, hoạt động khai
thác, nuôi trồng thủy sản ở nước ta mang tính tự
phát, chủ yếu do các hộ gia đình và các doanh nghiệp
nhỏ và vừa thực hiện. Vì thế, các tàu khai thác có
công suất nhỏ, lạc hậu, thiếu thiết bị bảo quản; cơ
sở dịch vụ hậu cần thủy sản chưa được đầu tư đúng
mức; ngư dân chủ yếu dựa vào thuyền nhỏ và kinh
nghiệm để tiến hành khai thác, bảo quản sản phẩm.
Trong những năm qua, mặc dù sản lượng thủy
sản khai thác, đánh bắt hàng năm của Việt Nam
vẫn gia tăng nhưng trình độ khai thác, đánh bắt
chưa được cải thiện. Các nghề khai thác chủ yếu
GIẢI PHÁP ĐẨYMẠNH XUẤT KHẨUTHỦY SẢN
TRONGBỐI CẢNHHỘI NHẬP QUỐC TẾ
PGS.,TS. PHẠM VĂN DŨNG
- Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trong những năm qua, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã đạt được những bước tăng trưởng mạnh mẽ, đóng
vai trò quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu, phát triển kinh tế của cả nước, khẳng định được vị thế
cao trên trường quốc tế. Các mặt hàng xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã có mặt tại 165 quốc gia, vùng lãnh
thổ, trong đó có nhiều thị trường lớn và “khó tính” như: Mỹ, Nhật Bản, EU (thị trường 3 nước này chiếm
50-60% giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam). Tuy nhiên, để khẳng định được vị thế của mình trong bối
cảnh hội nhập, ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam tiếp tục phải vượt qua nhiều khó khăn thách thức đặt
ra từ nội tại đến khách quan.
Từ khóa: Xuất khẩu, nhập khẩu, thủy sản, kim ngạch, hội nhập.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16,17,18,19,20,21,22,...135
Powered by FlippingBook