Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 5-2016 - page 5

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
3
tiến trình tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng
trưởng. Việt Nam tham gia TPP là một bước tiến
mới trong việc thể hiện quan điểm đối ngoại độc
lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ,
nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Đồng thời, cũng làm tăng tỷ trọng xuất nhập khẩu
với các thị trường khác, trong khi xuất khẩu và
đầu tư có vai trò quyết định cho tăng trưởng kinh
tế, tạo việc làm, nâng cao đời sống dân cư, nhất là
trong điều kiện thu nhập bình quân đầu người và
tiêu dùng nội địa của nước ta còn thấp.
Tham gia TPP, Việt Nam có thể nắm bắt và tận
dụng các cơ hội sẽ tốt hơn do quá trình tái cấu
trúc cục diện quốc tế và khu vực. Đồng thời, TPP
cũng giúp Việt Nam có thêm điều kiện, tranh thủ
hợp tác quốc tế để phục vụ chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội, triển khai chiến lược hội nhập
quốc tế nói chung và chiến lược đối ngoại ở khu
vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng.
Mặt khác, Việt Nam sẽ có cơ hội đàm phán để
Hoa Kỳ mở cửa thị trường cho hàng hóa của Việt
Nam, tạo cú hích mạnh để thúc đẩy xuất khẩu,
kiềm chế nhập siêu.
Nhiều thách thức phải vượt qua
Cạnh tranh sẽ diễn ra quyết liệt không chỉ ở
thị trường các nước tham gia Hiệp định mà ngay
tại thị trường trong nước trên cả ba cấp độ bao
gồm sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia – đặc
biệt là cạnh tranh về chất lượng thể chế và môi
trường kinh doanh. Trước áp lực này, có thể một
số doanh nghiệp nếu không vươn lên được có
thể phải giải thể hoặc phá sản khi mà sức cạnh
Tạo thêm xung lực mới cho nền kinh tế
Hiệp định TPP là tiếp cận thị trường toàn diện,
bảo đảm sự dịch chuyển tự do ở mức độ cao hơn
của hàng hóa, dịch vụ, vốn và công nghệ; thúc đẩy
hình thành mạng sản xuất và chuỗi cung ứng mới
trong thị trường 12 nước thành viên; đảm bảo cơ
hội để các nền kinh tế thành viên có trình độ phát
triển khác nhau và doanh nghiệp thuộc mọi quy
mô đều có thể được hưởng lợi; giúp doanh nghiệp
nhỏ và vừa vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội
để phát triển. Tuy nhiên, TPP cũng tôn trọng thể
chế chính trị của mỗi nước; thừa nhận yêu cầu
phải tuân thủ đầy đủ pháp luật quốc gia, phù hợp
với các cam kết quốc tế và không bao gồm các nội
dung liên quan đến quốc phòng, an ninh.
Nhiều chuyên gia kinh tế nhận đinh, Hiệp định
TPP sẽ tạo thêm xung lực mới cho nền kinh tế, đặc
biệt là trong thu hút đầu tư và thúc đẩy xuất khẩu
vào các nền kinh tế lớn nhất thế giới như: EU gồm
với tổng GDP trên 18 nghìn tỷ USD và 12 thành
viên của TPP với GDP trên 20 nghìn tỷ USD. Hai
khu vực này là thị trường xuất khẩu và thu hút
đầu tư lớn nhất của Việt Nam liên tục trong nhiều
năm qua. Nếu tính đến tác động cộng hưởng của
TPP với các Hiệp định thương mại tự do khác
(FTA) đã ký hoặc đang đàm phán, cơ hội còn lớn
hơn nhiều vì Việt Nam sẽ có quan hệ thương mại
tự do với 55 quốc gia, trong đó có 15 nước thuộc
nhóm G20.
Những cam kết trong Hiệp định là những
khuôn khổ, chuẩn mực để góp phần hoàn thiện
thể chế kinh tế thị trường hiện đại và thúc đẩy
HIỆP ĐỊNHTPP:
CƠHỘI VÀ THÁCHTHỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM
ThS. NGUYỄN THỊ KHÁNH CHI, ThS. TRẦN THỊ PHƯỢNG
- Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội
Ngày 4/2/2016, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được chính thức ký kết. Sau khi ký kết, 12
quốc gia có thể bắt đầu quá trình phê chuẩn trong nước và có hai năm để hoàn thành trước khi hiệp định
có hiệu lực. Việc ký kết hiệp định TPP đã và đang tạo ra nhiều cơ hội và đặt ra không ít khó khăn, thách
thức đối với Việt Nam. Cụ thể, TPP giúp làm tăng giá trị xuất khẩu, tiếp cận thị trường quốc tế sâu rộng
hơn, gia tăng thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao thu nhập và cơ cấu lại nền kinh tế...
Từ khóa: Hội nhập quốc tế, Hiệp định TPP, cải cách thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh, cạnh tranh.
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...135
Powered by FlippingBook