TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
5
Tác động trực tiếp đến GDP
Theo hãng nghiên cứu Eurasia Group, đến năm
2025, GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm 11%, tương
đương 36 tỷ USD. Bộ Công Thương cũng cho rằng,
TPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 33,5
tỷ USD và xuất khẩu tăng thêm 68 tỷ USD trong
vòng một thập niên tới. Động lực để tăng trưởng
GDP là từ tăng trưởng xuất nhập khẩu, tăng thu hút
vốn đầu tư trực tiếp và thúc đẩy tiêu dùng, dịch vụ.
TPP được kỳ vọng sẽ tạo ra một bước nhảy vọt
để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao
năng lực cạnh tranh trong nước. Sau khi hiệp định
TPP đưa vào thực hiện, các mặt hàng chủ lực của
Việt nam như dệt may, da giảy, thủy sản, đồ gỗ…
sẽ được miễn giảm thuế đáng kể khi tiếp cận thị
trường Mỹ, Úc và các nước đối tác khác. Ngoài ra,
hiện Việt Nam đang xuất siêu vào Mỹ nhiều nhất
và xuất siêu đến 7 trong tổng số 12 nước thành viên
TPP. Do đó, Việt Nam có thể hưởng lợi nhiều nhất
từ TPP để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.
Do vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng
vai trò là một trụ cột trong chiến lược phát triển đất
nước, Việt Nam đã nỗ lực rất lớn trong những năm
gần đây để cải thiện môi trường đầu tư. Với những
nỗ lực của Việt Nam và tiềm năng của TPP trong
việc giúp mở rộng xuất khẩu, chắc chắn sẽ tạo ra
một dòng vốn FDI lớn chảy vào trong nước.
Tác động gián tiếp đến cải cách kinh tế
Về cơ bản, TPP quy định rằng DNNN hay đơn
vị độc quyền của các nước thành viên sẽ phải hoạt
động dựa trên các nguyên tắc thị trường, trừ khi
điều này cản trở nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ
công của Nhà nước. Các DNNN sẽ được đối xử
như các loại hình DN khác. Theo Hiệp định TPP,
các nước thành viên phải minh bạch hóa hoạt động
của DNNN bằng cách cung cấp tất cả các thông tin
NHỮNGTÁC ĐỘNG CỦA TPP TỚI KINHTẾ VIỆT NAM
ThS. PHẠM THỊ HUYỀN
– Học viện Ngân hàng, Phân hiệu Bắc Ninh
Việc tham gia vào Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mở ra nhiều cơ hội và không
ít thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam. GDP của Việt Nam sẽ tăng nhanh nhờ tăng trưởng xuất nhập
khẩu, tăng thu hút vốn đầu tư trực tiếp và thúc đẩy tiêu dùng dịch vụ. Tuy nhiên, TPP cũng đặt ra những
thách thức không nhỏ. Tận dụng những lợi thế to lớn của TPP như thế nào là bài toán không dễ đối với cơ
quan quản lý và doanh nghiệp và với nền kinh tế Việt Nam.
•
Từ khóa: Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương, hội nhập kinh tế quốc tế, TPP.
HÌNH 1: DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN SAU KHI ĐÀM PHÁM TPP KẾT THÚC (THÁNG 10 - 2015)
SÀNGIAODỊCHCHỨNGKHOÁNTP.HỒCHÍMINH(điểm,triệuchứngkhoán)
SÀNGIAODỊCH CHỨNG KHOÁNHÀNỘI (điểm, triệu chứng khoán)
Nguồn: Bureau of Economic Analysis; Bureau of Labour Statistics; Thomson Reuters; The Economist