Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 5-2016 - page 13

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
11
lúc lên kế hoạch để thay thế việc xuất khẩu gạo
bằng xuất khẩu thủy sản. Những vùng trồng lúa
kém hiệu quả, nhiễm mặn cần sớm được chuyển
sang nuôi trồng thủy sản.
Bên cạnh đó, cần sớm quy hoạch các ngư trường
khai thác thủy sản trên biển. Trên cơ sở xác định
tiềm năng thủy sản ở vùng biển trọng điểm, xây
dựng các đội tàu hiện đại để khai thác thủy sản.
Chủ các tàu cá cần đầu tư dụng cụ, thiết bị chứa,
hầm bảo quản (nhất là trên các tàu khai thác xa bờ),
nghiên cứu ứng dụng công nghệ bảo quản tiên tiến.
Các cơ quan chức năng và Hiệp hội thủy sản cần
hướng dẫn công tác sơ chế và duy trì nhiệt độ bảo
quản nguyên liệu thủy sản đảm bảo theo yêu cầu,
xây dựng quy trình bảo quản cho các loại nguyên
liệu. Đặc biệt, cần đầu tư đóng mới các tàu hậu cần
hiện đại thu mua, bảo quản và vận chuyển thủy sản
cho ngư dân nhằm nâng cao chất lượng nguyên liệu
thủy sản, giảm chi phí khai thác.
Việc gắn kết nhà máy chế biến với các vùng
nguyên liệu và trung tâm công nghiệp chế biến ở
từng địa phương rất cần thiết. Vấn đề là quy mô
nguồn nguyên liệu thủy sản đến đâu, thì quy hoạch
năng lực, công suất các cơ sở chế biến đến đấy.
Hai là,
đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ.
Để nâng cao chất lượng thủy sản, việc ứng dụng
khoa học - công nghệ hiện đại giữ vai trò quyết định.
Vấn đề cần lưu ý là ứng dụng khoa học - công nghệ
hiện đại cần được thực hiện trong toàn bộ quá trình
nuôi trồng, khai thác - bảo quản - chế biến - tiêu thụ.
Trước hết, cần đầu tư, nghiên cứu để Việt Nam
sớm có bộ con giống thủy sản chất lượng cao. Đây
là nhân tố đầu tiên quyết định năng suất, chất lượng
và hiệu quả nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, có giải
pháp đẩy mạnh áp dụng các quy trình nuôi thủy
sản an toàn như: VietGAP, GlobalGAP, ASC, BMP…
Toàn bộ hoạt động nuôi thủy sản bắt buộc phải thực
hiện nghiêm túc các quy trình này. Ngoài ra, cũng
cần thành lập tổ chức chuyên trách phòng chữa dịch
bệnh cho thủy sản nuôi trồng nhằm thực hiện đúng
các tiêu chuẩn và quy định quốc tế.
Để ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ hiệu
quả, đáp ứng nhu cầu thị trường thế giới về số lượng
và chất lượng thủy sản, cần khuyến khích, tạo điều
kiện nuôi trồng thủy sản quy mô lớn. Trước mắt,
cần khuyến khích sự liên kết trong nuôi trồng thủy
sản giữa các hộ gia đình; giữa doanh nghiệp và hộ
gia đình; tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành
các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản quy mô lớn.
Ngoài ra, cũng cần nghiên cứu cả quy trình sản
xuất thức ăn cho nuôi trồng thủy sản, để có thể chủ
động về nguồn thức ăn, đảm bảo chất lượng và hạ
xuất hàng khô, 19 cơ sở sản xuất đồ hộp, 20 sản xuất
nước mắm và 23 cơ sở chế biến các loại khác. Ngoài
ra, cơ sở chế biến quy mô nhỏ hộ gia đình, chế biến
mặt hàng truyền thống rất lớn. Tổng công suất chế
biến khoảng 2,8 triệu tấn/năm.
Hiện nay, các doanh nghiệp chế biến thủy sản
đang phải đối mặt với vấn đề vệ sinh an toàn thực
phẩm và chưa có lối thoát với cách thức nuôi trồng,
khai thác thủy sản và bảo quản sản phẩm lạc hậu.
Các sản phẩm chế biến còn đơn điệu, chủ yếu là
xuất khẩu nguyên liệu thô nên giá trị gia tăng
chưa cao. Việc phát triển chế biến thủy sản thời
gian qua gặp nhiều khó khăn, chưa được đầu tư
chiều sâu để phát triển công nghệ chế biến nhằm
gia tăng giá trị sản phẩm; giá thành sản phẩm cao
làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường...
Thứ ba,
thiếu sự gắn kết giữa sản xuất - chế biến -
tiêu thụ. Quan hệ giữa các cơ sở khai thác, nuôi trồng
thủy sản với các cơ sở chế biến và các doanh nghiệp
xuất khẩu thủy sản còn lỏng lẻo, thiếu sự phối hợp
chặt chẽ. Hiện tượng các bên ép nhau (nhất là giữa
nhà nông và nhà doanh nghiệp) thường xuyên diễn
ra, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển ngành
Thủy sản nói chung, xuất khẩu thủy sản nói riêng
và lợi ích của tất cả các bên.
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản
Để phát triển kinh tế biển và thực hiện các mục
tiêu kinh tế vĩ mô theo tinh thần Đại hội XII của
Đảng, các giải pháp sau đây cần được quan tâm
thực hiện, đó là:
Một là,
gắn kết nhu cầu thị trường với hoàn
thiện quy hoạch phát triển ngành Thủy sản. Hiện
nay, Viêt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương
mại quan trọng như Hiệp định thương mại tự do
(FTA) Việt Nam - Hàn Quốc, FTA Việt Nam với
Liên minh kinh tế Á - Âu. Bên cạnh đó, FTA Việt
Nam - EU, Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược
xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng sẽ mở ra nhiều
cơ hội cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Đây la
cơ hôi cho ngành Thủy sản mơ rông thi trương
va hương mưc thuê ưu đai tư cac Hiêp đinh. Tuy
nhiên, khi hàng rào thuế quan dần được loại bỏ,
Chính phủ các nước có thị trường tiêu thụ thủy
sản được coi là khó tính và có khả năng thu được
giá trị cao như EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc...
sẽ đặt ra các quy định ngày càng ngặt nghèo. Để
chinh phục được các thị trường này, sản phẩm
thủy sản phải đạt chất lượng cao, có nguồn gốc
xuất xứ rõ ràng và đặc biệt phải đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm. Vì vậy, Việt Nam cần hoàn
thiện quy hoạch các vùng nuôi thủy sản. Đã đến
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16,17,18,19,20,21,22,23,...135
Powered by FlippingBook