6
xuất hiện ngày càng nhiều những tấm gương điển
hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt và được
nhân rộng trong toàn Ngành.
Sự nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ xuyên
suốt quá trình xây dựng và phát triển của ngành
Tài chính đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận và
trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân
chương Hồ Chí Minh năm 1995; Huân chương Sao
Vàng năm 2000; Cờ thi đua Chính phủ, dẫn đầu
phong trào thi đua Khối thi đua các bộ, ngành năm
2006 và năm 2014; toàn Ngành đã có 15 tập thể và
03 cá nhân được tặng thưởng Danh hiệu Anh hùng
Lao động thời kỳ đổi mới. Đặc biệt, tại buổi Lễ
kỷ niệm 70 năm ngày thành lập, ngành Tài chính
đã vinh dự được đón nhận Huân chương Hồ Chí
Minh lần thứ 2 cho những nỗ lực trong suốt chặng
đường qua.
Phát huy truyền thống vẻ vang
trong giai đoạn mới
Thời gian tới, nền kinh tế Việt Nam sẽ hội nhập
sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới. Giai đoạn
2016 - 2020, ngành Tài chính phấn đấu hoàn thành
các mục tiêu chính trị như: Tỷ lệ huy động vào
NSNN bình quân đạt 20 -21% GDP; Tỷ trọng thu
nội địa (không kể thu từ dầu thô) đến năm 2020
đạt khoảng 80% tổng thu NSNN; Đảm bảo an ninh
tài chính quốc gia, duy trì dư nợ Chính phủ, dư nợ
quốc gia trong giới hạn an toàn; Phát triển đồng bộ
các loại thị trường, đặc biệt là thị trường tài chính
và dịch vụ tài chính; Thực hiện đồng bộ cải cách
hành chính...
Để hiện thực hóa mục tiêu trên, toàn ngành
Tài chính tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế,
chính sách tài chính nhằm tạo động lực phát
triển kinh tế xã hội của đất nước; huy động hợp
lý đảm bảo nguồn lực NSNN để thực hiện các
nhiệm vụ của quốc gia; đảm bảo tính đồng bộ,
công khai, minh bạch, phù hợp với sự phát triển
của kinh tế thị trường và yêu cầu hội nhập quốc
tế. Thực hiện điều chỉnh cơ cấu chi NSNN hiệu
quả, vững chắc phù hợp với điều chỉnh chính
sách phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời, xây
dựng, hoàn thiện cơ chế giám sát tài chính doanh
nghiệp, thúc đẩy quản trị công ty, minh bạch và
công khai thông tin tài chính, nâng cao hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và hiệu
quả sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh
nghiệp; phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hoàn
thành quá trình tái cơ cấu, sắp xếp, cổ phần hóa
doanh nghiệp nhà nước.
Bên cạnh đó, tăng cường giám sát của Nhà
nước đối với hoạt động của thị trường tài chính
và dịch vụ tài chính, đảm bảo thị trường vận hành
thông suốt phù hợp với các thông lệ quốc tế. Đa
dạng hóa nội dung, hình thức và các đối tác hợp
tác quốc tế, chủ động xây dựng chính sách hội
nhập tài chính hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế, gắn với yêu cầu hiện đại
hóa ngành Tài chính.
Yêu cầu hội nhập quốc tế cũng đặt ra không
ít khó khăn, thách thức cho Ngành như: Nguồn
thu ngân sách sẽ bị ảnh hưởng khi thực hiện cắt
giảm các dòng thuế theo các hiệp định thương mại,
trong khi nhu cầu về vốn ngày càng lớn; tình trạng
buôn lậu, trốn thuế, chuyển giá ngày càng tinh vi...
Vì vậy, để vượt qua thách thức và đảm bảo mục
tiêu phát triển của đất nước, ngành Tài chính tiếp
tục tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua gắn
với thực hiện nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn
mới với khẩu hiệu: “Cán bộ, công chức, viên chức
ngành Tài chính phát huy truyền thống 70 năm xây
dựng và phát triển, đoàn kết, năng động, sáng tạo,
vượt qua mọi khó khăn thách thức, đẩy mạnh thi
đua phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu,
nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2015 và cả giai
đoạn 2016 - 2020”.
Trên tinh thần đó, tiếp tục có những phong
trào thi đua yêu nước mang tính đột phá, tạo sự
chuyển biến trong toàn Ngành nhằm tranh thủ
tối đa các điều kiện thuận lợi, vượt qua mọi khó
khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
chính trị được giao. Từ đó, đưa công tác tài chính
thực sự là công cụ sắc bén trong điều tiết vĩ mô
nền kinh tế; thêm nét son viết tiếp trang sử hào
hùng 70 năm trưởng thành và phát triển mà lớp
lớp thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao
động ngành Tài chính đã dựng xây. “Mỗi cán bộ
tài chính Việt Nam nhất định sẽ xứng đáng hơn
nữa với lòng tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân,
xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của Ngành;
giữ vững và phát huy tô thắm nét son của ngành
Tài chính” – Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến
Dũng nhấn mạnh tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày
thành lập ngành Tài chính.
Giai đoạn 2011-2015, quy mô thu NSNN tăng
gần 2 lần giai đoạn 2006-2010, trong đó, thu
nội địa tăng 2,5 lần với tỷ lệ huy động thuNSNN
bình quân đạt khoảng 23% GDP. Cơ cấu thu
chuyển biến tích cực, tỷ trọng thu nội địa trong
tổng thu ngân sách tăng từ 58% (giai đoạn
2006 - 2010) lên 67% (giai đoạn 2011 - 2015).