Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 8 - page 7

TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2015
11
nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất. Việc phụ thuộc
quá nhiều vào tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc
sẽ làm tăng rủi ro về nguồn cung cấp nguyên nhiên
vật liệu đối với sản xuất của Việt Nam cũng như
tính ổn định và độc lập của kinh tế. Quan trọng hơn,
Việt Nam nhập khẩu khá nhiều máy móc thiết bị từ
Trung Quốc, trong khi đó Trung Quốc chưa phải là
quốc gia có công nghệ thực sự tiên tiến như Hoa Kỳ
hay Nhật Bản, điều này có thể làm ảnh hưởng tới
việc đổi mới công nghệ cũng như tăng năng suất
sản xuất. Do đó, Việt Nam cần đa dạng hoá đối tác
nhập khẩu, nguồn nhập khẩu và cung ứng hàng hoá
nhằm hạn chế rủi ro, tăng tính độc lập, ổn định của
nền kinh tế. Để làm được điều này cần chú trọng áp
dụng các biện pháp sau:
-
Đẩy mạnh hơn việc đàm phán các hiệp định
thương mại song phương với các quốc gia khác và
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
(TPP). Khi Việt Nam tham gia TPP, việc thuế suất
giảm, cùng với yêu cầu từ việc xuất khẩu sẽ góp phần
làm chuyển dịch nhập khẩu của Việt Nam nhiều hơn
sang các nước thuộc thành viên TPP và từ đó có thể
hạn chế sự gia tăng tỷ trọng quá nhanh nhập khẩu từ
Trung Quốc. Việc kết thúc đàm phán và tiến tới ký
kết FTA giữa EU và Việt Nam cũng sẽ giúp Việt Nam
tiếp cận nhiều hơn tới thị trường cũng như nhập
khẩu máy móc công nghệ của các nước EU.
-
Tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài
(FDI) từ các quốc gia khác ngoài Trung Quốc, việc tăng
FDI cũng góp phần tăng tỷ trọng nhập khẩu khá lớn
từ quốc gia đầu tư mà Hàn Quốc là ví dụ điển hình.
Tài liệu tham khảo:
1. Luca De Benedictis and Daria Taglioni, The Gravity Model in International Trade;
2. Mutrap, Báo cáo “Đánh giá tác động của các hiệp định thương mại tự do đối
với kinh tế Việt Nam”, 2010;
3. Từ Thuý Anh và Đào Nguyên Thắng, Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập
trung thương mại của Việt Nam với ASEAN+3, 2008;
3. Wee Chian Koh, Brunei Darussalam’s Trade Potential and ASEAN Economic
Integration: A Gravity Model Approach.
Việc cắt giảm thuế suất nhập khẩu đối với các
quốc gia ký kết hiệp định tự do thương mại với
Việt Nam sẽ tạo ra hiệu ứng tăng nhập khẩu từ các
quốc gia này và giúp các tăng tỷ trọng nhập khẩu
từ các quốc gia này trong cơ cấu nhập khẩu của
Việt Nam. Có thể thấy rõ trong giai đoạn từ 2007-
2009, Nhật Bản và Hàn Quốc có mức độ giảm thuế
suất cao được hưởng lợi nhiều nhất từ các hiệp
định thương mại. Việc cắt giảm thuế suất nhập
khẩu tạo ra hiệu ứng làm tăng 6,18% kim ngạch
xuất khẩu của Nhật Bản, và tăng 0,62 điểm % tỷ
trọng nhập khẩu của Nhật Bản trong cơ cấu nhập
khẩu của Việt Nam; tăng 13,76% kim ngạch xuất
khẩu của Hàn Quốc, và tăng 1,24 điểm % tỷ trọng.
Trong khi đó, giai đoạn này tác động của thuế suất
tới các nước thuộc khu vực ASEAN và Trung Quốc
là tương đối thấp.
Trong giai đoạn 2010-2013, thuế suất nhập khẩu
từ Trung Quốc được cắt giảm mạnh theo lộ trình
của hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung
Quốc, việc cắt giảm thuế tạo ra tác động làm tăng
kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc 16,85% và làm
tăng khoảng 4,2 điểm% tỷ trọng nhập khẩu từ Trung
Quốc trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam. Trong
giai đoạn 2014-2018, tác động giảm thuế suất sẽ làm
tăng tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 2,9
điểm %, từ Nhật Bản 1,2 điểm % và Hàn Quốc là 1
điểm %. Trong khi đó, các quốc gia khác không có
hiệp định thương mại tự do song phương với Việt
Nam như các nước EU và Hoa Kỳ không có sự thay
đổi đáng kể tỷ trọng trong cơ cấu nhập khẩu.
Một số khuyến nghị
Có thể thấy, hội nhập có những tác động nhất
định đối với nhập khẩu Việt Nam. Hội nhập có tác
động làm tăng nhập khẩu Việt Nam nhưng cũng
đồng thời cũng thúc đẩy hơn xu hướng tập trung
hoá nhập khẩu từ các đối tác chính là Hàn Quốc,
Nhật Bản và đặc biệt là Trung Quốc. Trong khi đó,
nhập khẩu từ Trung Quốc hiện đã chiếm gần 30%
nhập khẩu của Việt Nam và chủ yếu là nhập khẩu
BẢNG 3: TÁC ĐỘNG TỪ HỘI NHẬP TỚI NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM (%)
Tác động đối với nhập khẩu Trung Quốc Hàn Quốc
Nhật Bản
ASEAN
Mỹ
EU
Tổng
2007-2009
Kim ngạch
1,88
13,76
6,18
0,25
2,25
2,25
2,43
Tỷ trọng
0,39
1,24
0,62
0,06
0,07
0,15
-
2010-2013
Kim ngạch
16,85
3,79
3,79
0,11
-
-
5,12
Tỷ trọng
4,22
0,50
0,37
-
-
-
-
2014-2018
Kim ngạch
6,32
13,76
1,35
0,61
-
-
5,28
Tỷ trọng
2,87
0,99
1,21
-
-
-
-
Nguồn: Tính toán của tác giả
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,...68
Powered by FlippingBook