12
xuất kinh doanh, đa dạng các khoản thu nhập ngoài
sản xuất nông nghiệp, có các khoản thu nhập khác
từ tiểu thủ công nghiệp, thương mại, kinh doanh
doanh nhỏ. Đồng thời, góp phần giúp người nghèo
tránh, giảm rủi ro về kinh tế và cuộc sống, từ đó,
tăng thu nhập hộ gia đình.
Một khảo sát mới đây được Nhóm công tác Tài
chính vi mô Việt Nam tiến hành nhằm đánh giá
mức độ bền vững của các tổ chức tài chính vi mô
Việt Nam cho thấy, 90% đối tượng khảo sát bày tỏ
sự hài lòng của mình khi vay vốn tại các tổ chức Tài
chính vi mô vì sự thuận tiện và phù hợp với nhu cầu
bản thân họ; 95,3% người được hỏi cho rằng, muốn
được vay vốn từ tổ chức này. Những con số trên
chứng tỏ nhu cầu vay vốn của nhiều dân nghèo từ
các tổ chức tài chính vi mô là rất lớn.
Đa số người nghèo Việt Nam sống chủ yếu dựa
vào nông nghiệp với năng suất lao động thấp, ít được
tiếp cận với các dịch vụ tài chính và kiến thức. Tài
chính vi mô có khả năng cung cấp các loại hình dịch
vụ và sản phẩm tài chính cho cộng đồng người nghèo
nhằm giúp họ cải thiện đời sống, phát triển kinh tế và
đóng góp cho xã hội. Mặc dù, vốn vay của tài chính
vi mô không lớn như ngân hàng thương mại hay
ngân hàng chính sách nhưng lại có ý nghĩa vô cùng
quan trọng. Bởi vì những khoản vay này đến được
với người nghèo trong thời điểm cần thiết nhất, giúp
họ khởi tạo sản xuất kinh doanh, tạo dựng tài sản, ổn
định chỉ tiêu và bảo vệ họ khỏi nghèo đói.
Trong những năm qua, với chủ trương phát triển
kinh tế - xã hội đã đặc biệt quan tâm vấn đề đảm bảo
an sinh xã hội mà trong đó công cuộc xóa đói giảm
Một số thành tựu
Năm 1986, Việt Nam chính thức thực hiện chính
sách quốc gia về xóa đói giảm nghèo thông qua việc
thúc đẩy các hoạt động sản xuất của người nghèo.
Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính
phủ (NGO) quốc tế; các chương trình hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) song phương và đa phương;
các cơ quan đoàn thể và chính quyền địa phương,
các chương trình tài chính vi mô đã hình thành với
mục đích giảm nghèo cho phụ nữ, trẻ em… Đối với
việc ban hành chính sách quốc gia về giảm nghèo
bền vững, trong đó có khu vực nông nghiệp nông
thôn, Đảng và Nhà nước đã ban hành trên 153 văn
bản điều hành. Trong đó, lần đầu tiên loại hình Tổ
chức Tài chính vi mô được khẳng định là một loại
hình tổ chức tín dụng (TCTD) trong hệ thống các
TCTD của Việt Nam.
Hiện nay, ở Việt Nam có hàng trăm tổ chức cung
cấp dịch vụ tài chính vi mô thuộc ba khu vực: Khu
vực chính thức (gồm, hệ thống quỹ tín dụng nhân
dân, ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn); khu vực bán
chính thức (gồm, các tổ chức phi chính phủ trong
và ngoài nước và chương trình của các tổ chức xã
hội) và khu vực phi chính thức (các nhóm cho vay
tương hỗ dưới hình thức phường, họ, hụi, thậm chí
vay nặng lãi…). Tài chính vi mô cung cấp các dịch
vụ tài chính đa dạng (cho vay, tiết kiệm, bảo hiểm,
giáo dục tài chính cho khách hàng lập ngân sách và
tiết kiệm, hỗ trợ tài chính kịp thời cho khách hàng
gặp khó khăn), giúp người nghèo hoạt động sản
HỆTHỐNGTÀICHÍNHVIMÔ:
CÔNG CỤ XÓA ĐÓI, GIẢMNGHÈOBỀNVỮNG
VŨ MẠNH HÙNG, TRẦN THỊ KIM ANH
- Ban Kinh tế Trung ương
Tài chính vi mô đóng vai trò hết sức quan trọng đối với công cuộc giảm nghèo và phát
triển, đặc biệt là tại khu vực nông nghiệp nông thôn, nơi có đến 90% người nghèo trong
cả nước. Sự hoạt động hiệu quả của hệ thống tài chính vi mô ở Việt Nam trong những năm
qua đã góp phần quan trọng trong hiện thực hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về
đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI